Hiện tượng lo lắng tâm lý dây chuyền xảy ra sau tiêm vắc xin Sởi - Rubella tại Bình Phước
Từ ngày 13/01/2015 đến ngày 16/01/2015 tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã triển khai tiêm vắc xin Sởi - Rubella tại các trường THCS
Xem chi tiếtThứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
19/01/2015 In bài viết
Thực hiện Quyết định số 4696/QĐ-BYT ngày 27/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành chuẩn quốc gia Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2008-2015. Mục tiêu của chuẩn quốc gia trong giai đoạn này là các Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố phấn đấu đảm bảo đầy đủ điều kiện hạ tầng cơ sở, trang thiết bị kỹ thuật, năng lực cán bộ và tổ chức bộ máy để đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quản lý và tổ chức thực hiện toàn diện công tác y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh.
Ngày 13/01/2015 Bộ Y tế họp “Hội đồng xét công nhận đạt chuẩn quốc gia Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương” với sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, 19/19 thành viên có mặt đầy đủ. Sáu trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố được xét trong cuộc họp này bao gồm Bắc Giang, Lào Cai, Kon Tum, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang và Lâm Đồng đã được Hội đồng đánh giá cao và thống nhất công nhận đạt chuẩn quốc gia, đưa tổng số Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố đạt chuẩn quốc gia trên toàn quốc lên 23 Trung tâm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá cao sự nỗ lực của các Trung tâm Y tế dự phòng với sự quan tâm của UBND tỉnh/thành phố và Sở Y tế đã phấn đấu đạt được chuẩn quốc gia. Tuy nhiên Bộ Y tế mới ban hành Thông tư số 51/2014/TT-BYT ngày 29/12/2014 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, vì vậy các quyết định về Chuẩn quốc gia y tế dự phòng cũng phải thay đổi cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ mới, đặc biệt là các hoạt động về kiểm soát bệnh không lây nhiễm. Các tiêu chí của Chuẩn giai đoạn tiếp theo cũng cần phải đi vào chiều sâu như các phòng xét nghiệm phải đạt chuẩn ISO, số lượng các chỉ tiêu xét nghiệm cũng phải quy định như tiêu chuẩn bắt buộc. Chuẩn quốc gia không chỉ đánh giá các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tổ chức bộ máy tại Trung tâm mà còn phải đánh giá bằng chất lượng của các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật về y tế dự phòng một cách toàn diện.
Có thể nói việc ban hành và tổ chức thực hiện chuẩn Quốc gia Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố là một chủ trương lớn của Bộ Y tế nhằm tăng cường năng lực hoạt động cho các Trung tâm Y tế dự phòng kiểm soát dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Việc tiếp tục thực hiện chuẩn quốc gia cũng được khẳng định tại Quyết định số 122/2013/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030, với mục tiêu phấn đấu đến 2020 100% Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn quốc gia.
Tại cuộc họp này Lãnh đạo Bộ cũng như toàn thể thành viên Hội đồng đề nghị các Trung tâm Y tế dự phòng được công nhận đạt chuẩn phải tiếp tục phấn đấu duy trì kết quả đạt chuẩn. Đồng thời xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nâng cao hơn nữa năng lực cán bộ, nâng cao chất lượng các hoạt động y tế dự phòng để đáp ứng nhiệm vụ quản lý và tổ chức thực hiện toàn diện công tác y tế dự phòng trong giai đoạn mới.
Phòng Truyền thông - Chỉ đạo tuyến Cục Y tế dự phòng
Admin
Từ ngày 13/01/2015 đến ngày 16/01/2015 tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã triển khai tiêm vắc xin Sởi - Rubella tại các trường THCS
Xem chi tiếtĐể chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch trong mùa Đông - Xuân, đăc biệt phòng chống bệnh sởi, ngày 22 tháng 01 năm 2015 Bộ Y tế ban hành Công điện số 53/CĐ-BYT đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi. Nội dung Công điện như sau:
Xem chi tiếtTổng hợp nội dung trả lời phỏng vấn của PGS.TS Trần Đắc Phu với PV cơ quan báo chí đầu năm 2015)
Xem chi tiết