Tin tức

Tin tức

​DỊCH BỆNH VIÊM GAN VI RÚT A BÙNG PHÁT TẠI LÀO

20/07/2017 In bài viết

Bệnh viêm gan vi rút A là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút viêm gan A gây nên. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường tiêu hóa do uống nước hoặc ăn thực phẩm bị nhiễm vi rút đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không bảo đảm. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có biểu hiện chán ăn, tiêu chảy, đau bụng, vàng mắt, vàng da, tiểu ít sẫm màu, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Bệnh viêm gan vi rút A là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút viêm gan A gây nên. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường tiêu hóa do uống nước hoặc ăn thực phẩm bị nhiễm vi rút đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không bảo đảm. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có biểu hiện chán ăn, tiêu chảy, đau bụng, vàng mắt, vàng da, tiểu ít sẫm màu, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Trong những tháng đầu năm 2017, tại Lào đã ghi nhận đợt dịch bệnh viêm gan vi rút A; tính đến ngày 18/7 đã ghi nhận ít nhất 1.247 trường hợp mắc; trong đó tại tỉnh Viên Chăn ghi nhận số trường hợp mắc lớn nhất với 928 trường hợp, tiếp đó là tại tỉnh Xiêng Khoảng với khoảng 200 trường hợp và Thành phố Viên Chăn với 119 trường hợp. Bộ Y tế Lào đã tổ chức điều tra tình hình dịch bệnh và thấy rằng ổ dịch bắt đầu từ tháng 01/2017 tại tỉnh Xiêng Khoảng và sau đó xuất hiện ở tỉnh Viên Chăn và Thành phố Viên Chăn vào tháng 3/2017. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy dịch bệnh xảy ra chủ yếu tại các khu vực có điều kiện vệ sinh kém, sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Bộ Y tế Lào đã tổ chức các hoạt động xử lý ổ dịch quyết liệt, trong đó có việc tổ chức điều tra trên diện rộng để phát hiện các trường hợp mắc mới và tổ chức chiến dịch truyền thông về an toàn vệ sinh cá nhân, an toàn thực phẩm, đặc biệt đối với các cộng động không có nhà tiêu hợp vệ sinh; trong đó nhấn mạnh việc người dân phải rửa sạch rau trước khi chế biến; hạn chế sử dụng chung đồ ăn, uống; thực hiện rửa tay sạch, vệ sinh cá nhân và ăn chín để phòng bệnh;

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, dịch bệnh do vi rút viêm gan A đã cơ bản được khống chế; tuy nhiên vẫn xảy ra một số trường hợp bệnh rải rác ổ dịch tại một số địa phương vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Dịch hiếm khi xảy ra ở các tỉnh, thành phố lớn nơi có điều kiện kinh tế, xã hội tốt hơn. Trước sự bùng phát dịch viêm gan vi rút tại Lào, nguy cơ rất lớn dịch có thể lây truyền sang các khu vực thôn bản vùng biên giới và sau đó lan sang các khu vực khác trong nước.

Hiện nay, Bộ Y tế Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh viêm gan vi rút A tại Lào và thường xuyên trao đổi thông tin với nước bạn để triển khai các biện pháp phòng chống phù hợp. Để chủ động phòng chống bệnh viêm gan vi rút A tại Việt Nam, Bộ Y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là những cộng đồng dân cư khu vực biên giới giáp với Lào áp dụng các biện pháp phòng bệnh sau:

1. Vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng.

2. Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm.

3. Vệ sinh môi trường, không để chất thải bừa bãi ra môi trường.

4. Tiêm phòng vắc xin viêm gan A tại các cơ sở y tế cho trẻ em trên 2 tuổi
Cơ quan đầu mối IHR - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế


 

Admin

Tin tức liên quan

Công văn Bộ Y tế gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão

Công văn Bộ Y tế gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

​Bước vào tháng 7, nhiều đợt mưa, bão lớn xảy ra ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, gây lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, đặc biệt tại các tỉnh miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung. Đây cũng là thời điểm các nguy cơ dịch bệnh mùa mưa lũ đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Xem chi tiết Next

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long: Chính quyền và toàn dân phải cùng đồng lòng phòng chống dịch sốt xuất huyết

Tình hình sốt xuất huyết diễn biến phức tạp trong thời gian tới do mùa hè đến sớm, khu vực miền Bắc năm nay không có đợt rét tháng Ba, mùa nóng kéo dài do nhuận hai tháng 6 âm lịch, nhiệt độ trung bình cao dẫn đến véc tơ truyền bệnh phát triển mạnh.

Xem chi tiết Next

Chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết

Chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết

Xem chi tiết Next
Thong ke