Tin tức

Tin tức

​Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

17/07/2017 In bài viết

​Bước vào tháng 7, nhiều đợt mưa, bão lớn xảy ra ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, gây lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, đặc biệt tại các tỉnh miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung. Đây cũng là thời điểm các nguy cơ dịch bệnh mùa mưa lũ đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Bước vào tháng 7, nhiều đợt mưa, bão lớn xảy ra ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, gây lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, đặc biệt tại các tỉnh miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung. Đây cũng là thời điểm các nguy cơ dịch bệnh mùa mưa lũ đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải,… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ,…

Để chủ động phòng tránh dịch trong mùa mưa lũ, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như sau:

1. Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.

2. Thường xuyên rửa tay với xà phòng  trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

3. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

4. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng 

5. Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày

6. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế

7. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế

8. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

 
 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết

Chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết

Xem chi tiết Next

Đồng chí Ngô Văn Quí – Phó Chủ tịch, Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Tp. Hà Nội trực tiếp kiểm tra hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết tại Quận Hoàng Mai

Trước diễn biến dịch sốt xuất huyết ngày càng phức tạp tại Thủ đô, sáng 12/7, Đoàn công tác y tế do ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND Tp Hà Nội, dẫn đầu đã đến kiểm tra, giám sát tình hình triển khai hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết tại quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Xem chi tiết Next

DỊCH BỆNH VIÊM GAN VI RÚT A BÙNG PHÁT TẠI LÀO

Bệnh viêm gan vi rút A là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút viêm gan A gây nên. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường tiêu hóa do uống nước hoặc ăn thực phẩm bị nhiễm vi rút đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không bảo đảm. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có biểu hiện chán ăn, tiêu chảy, đau bụng, vàng mắt, vàng da, tiểu ít sẫm màu, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Xem chi tiết Next

TẠI SAO TIÊM CHỦNG LẠI QUAN TRỌNG ĐẾN NHƯ THẾ

Khoảng 85% - 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Người được tiêm chủng không bị mắc bệnh và đương nhiên sẽ không bị chết hay di chứng do bệnh dịch gây ra. Nhờ có vắc xin hàng năm trên thế giới đã cứu sống được khoảng 2,5 triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm

Xem chi tiết Next
Thong ke