Tin tức

Tin tức

​Dinh dưỡng hợp lý đối với người bị bệnh đái tháo đường

08/01/2019 In bài viết

Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường là hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn, đồng thời hạn chế chất béo, nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá. Chế độ ăn của người bệnh cung cấp cho cơ thể đảm bảo một lượng đường ổn định, quan trọng nhất là phải điều độ, ổn định về giờ giấc và hợp lý số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.
Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường là hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn, đồng thời hạn chế chất béo, nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá. Chế độ ăn của người bệnh cung cấp cho cơ thể đảm bảo một lượng đường ổn định, quan trọng nhất là phải điều độ, ổn định về giờ giấc và hợp lý số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.

Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng

Nhu cầu năng lượng: bệnh nhân đái tháo đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường. Nhu cầu tăng hay giảm và thay đổi khác nhau tuỳ thuộc tình trạng của mỗi người. Tuy nhiên cũng có những điểm chung như:

+ Tùy theo tuổi, giới

+ Tuỳ theo loại công việc (nặng hay nhẹ)

+ Tuỳ theo thể trạng (gầy hay béo)

+ Mức nhu cầu năng lượng chung cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện là 25Kcal/kg/ngày.

Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng:

- Protein (chất đạm): Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày với người lớn. Nếu khẩu phần có quá nhiều đạm sẽ không tốt, nhất là đối với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm. Trong chế độ dinh dưỡng của đái tháo đường tỷ lệ năng lượng do protein nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần.

- Lipit (chất béo): Nên ăn chất béo vừa phải và giảm chất béo động vật vì có nhiều axit béo bão hoà. Các chất béo đặc biệt là các chất axit béo bão hoà dễ gây xơ vữa động mạch, nhưng mặt khác chất béo lại cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do gluxit cung cấp), vì vậy nên ăn các axit béo chưa bão hoà có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè (vừng), dầu đậu nành, dầu hướng dương… Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, và không nên vượt quá 30%. Việc kiểm soát chất béo trong khẩu phần còn giúp cho ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

- Gluxit (chất bột đường): Người bệnh đái tháo đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn, nhưng lại không chuyển hoá được để cung cấp năng lượng cho cơ thể, vì thế chế độ ăn phải hạn chế gluxit (chất bột đường). Nên sử dụng các loại gluxit phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ. Hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt…). Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần.

Để bệnh nhân tiểu đường dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm, người ta chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng gluxit khác nhau:

- Loại có hàm lượng gluxit ≤ 5%: người bệnh có thể sử dụng hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (số lượng vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt như: dưa bở, dưa hấu, nho ta, nhót chín… (sử dụng không hạn chế).

- Loại có hàm lượng gluxit từ 10-20%: nên ăn hạn chế một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan…)

- Loại có hàm lượng gluxit từ ≥ 20%: cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô…).

Với người bị đái tháo đường, nên chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Có thể chia làm 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Với bệnh nhân điều trị bằng Insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Admin

Tin tức liên quan

Hội nghị trực tuyến Triển khai Công tác Phòng, chống dịch bệnh, Công tác tiêm chủng và An toàn tiêm chủng năm 2019

Sáng ngày 11/6/2019 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến Triển khai Công tác Phòng, chống dịch bệnh, Công tác tiêm chủng và An toàn tiêm chủng năm 2019. PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trìHội nghị tại điểm cầu Trung ương. Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bắc Kạn có TTND, Tiến sĩ Nguyễn Đình Học - Giám đốc Sở Y tế và đại diện các đơn vị y tế tuyến tỉnh trực thuộc Sở Y tế.

Xem chi tiết Next

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Theo TS. BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám và Tư vấn Dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì rối loạn tiêu hóa lâu ngày sẽ khiến trẻ suy dinh dưỡng và chậm phát triển trí tuệ, bệnh có thể phòng tránh được khi có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Xem chi tiết Next

Bộ Y tế tập huấn phòng chống thiên tai năm 2019

Ngày 08/7/2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế phối hợp với Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Tổng cục Khí tượng thủy văn, Học viện Quân y và Cục dân quân tự vệ - Bộ Tổng tham mưu tổ chức lớp tập huấn phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Ngành Y tế năm 2019. PGS.TS.Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế dự và phát biểu tại Hội nghị. Tham dự Hội nghị có Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai; Tổng cục Khí tượng thủy văn, Học viện Quân y, Cục Dân quân tự vệ /Bộ Quốc phòng, các cơ quan liên quan đã phối hợp và hợp tác với Bộ Y tế đại diện lãnh đạo và chuyên viên Vụ, Cục, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế khu vực phía Nam.

Xem chi tiết Next

Đoàn kiểm tra Trung ương giám sát công tác tiêm chủng tại TP Cần Thơ

Chiều 8/1/2019, Đoàn giám sát của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh do PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn đã đến làm việc với Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Cần Thơ về công tác tiêm chủng mở rộng, đặc biệt là tình hình triển khai tiêm vắc xin ComBe Five trên địa bàn thành phố.

Xem chi tiết Next
Thong ke