Sáng ngày 11/6/2019 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến Triển khai Công tác Phòng, chống dịch bệnh, Công tác tiêm chủng và An toàn tiêm chủng năm 2019. PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trìHội nghị tại điểm cầu Trung ương. Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bắc Kạn có TTND, Tiến sĩ Nguyễn Đình Học - Giám đốc Sở Y tế và đại diện các đơn vị y tế tuyến tỉnh trực thuộc Sở Y tế.
Sáng ngày 11/6/2019 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến Triển khai Công tác Phòng, chống dịch bệnh, Công tác tiêm chủng và An toàn tiêm chủng năm 2019. PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trìHội nghị tại điểm cầu Trung ương. Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bắc Kạn có TTND, Tiến sĩ Nguyễn Đình Học - Giám đốc Sở Y tế và đại diện các đơn vị y tế tuyến tỉnh trực thuộc Sở Y tế.
Các đại biểu dự hội nghị trực tuyến
Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: hiện nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng tiếp tục ghi nhận số mắc cao, gâyảnh hưởng nặng nề nhất ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương; bệnh sởi vẫn ghi nhận mắc tại 181/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, số trường hợp mắc sởi trên toàn cầu đã tăng 300%, bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ,Madagascar, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có nhiều quốc gia trước đây đã công bố loại trừ bệnh sởi.
Trước bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều nguy cơ gia tăng tại nhiều nước trên thế giới, tại Việt Nam trong thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền, sự ủng hộ của các Ban, Ngành, đoàn thể, Ngành Y tế đã nỗ lực làm tốt công tác phát hiện ca bệnh, điều trị, quản lý, cách ly, vệ sinh phòng bệnh và tiêm chủng. Hầu hết các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi đã được ngăn chặn, không ghi nhận các trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam như bệnh MERS-CoV, bệnh cúmA(H7N9). Các bệnh dịch lưu hành trong nước được khống chế và kiểm soát như bệnh sốt xuất huyết, bệnh sởi đang có xu hướng giảm trong nhiều tuần qua, bệnh tay chân miệng giảm hơn so với trung bình giai đoạn 2013-2017, tuy nhiên số mắc bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng vẫn tăng cục bộ tại nhiều tỉnh, thành phố, số mắc sốt phát ban nghi sởi và sởi dương tính ghi nhận tại hầu hết các tỉnh, thành phố.
Tiêm chủng là một trong những biện pháp quan trọng nhất để dự phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhờ tiêm chủng mà nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được thanh toán, loại trừ hoặc khống chế. Sau hơn 30 năm triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng, với việc đạt và duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao trên 95%, Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và bảo vệ thành công kết quả này từ đó đến nay.
Các bệnh truyền nhiễm có vắc xin tiêm phòng như sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván... trước kia là bệnh dịch lưu hành hàng năm thường gây ra những dịch bệnh lớn thường xuyên thì hiện nay đã được khốngchế nhờ duy trì tốt tỷ lệ tiêm chủng.
Tuy nhiên, hiện nay công tác phòng,chống dịch bệnh còn nhiều khó khăn do các bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh, hoạt động phòng,chống chủ yếu dựa vào sự tham gia của cộng đồng, ý thức tự phòng bệnh của ngườidân… ngoài ra, cũng còn các nguyên nhân chủ quan như: khó khăn trong quản lý đối tượng tiêm chủng, một số địa phương có lúc, có nơi chưa thật sự vào cuộc quyết liệt, còn phó mặc cho y tế; một bộ phận người dân chưa hợp tác với chính quyền, Ngành Y tế trong công tác phòng, chống dịch, chưa có ý thức chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, loại trừ các ổ lăng quăng (bọ gậy), chưa đưa con, em đi tiêm chủng đúng lịch theo hướng dẫn của Ngành Y tế.
Năm 2019, Bộ Y tế xác định công tác phòng, chống dịch bệnh tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh ngay từ đầu năm, việc chỉ đạo và quản lý công tác tiêm chủng có nhiều đổi mới.
Chính phủ đã ban hành các Nghị định về hoạt động tiêm chủng, Bộ Y tế ban hành các Thông tư hướng dẫn là những căn cứ pháp lý quan trọng đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiêm chủng. Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia đã được triển khai và góp phần quản lý đối tượng tiêm chủng, các hoạt động phòng chống dịch đã và đang được triển khai một cách đồng bộ, dưới những hình thức đa dạng, nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch mùa hè, như: đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh mùa hè, chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí về tình hình dịch và khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, tránh; Về phòng bệnh: theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế để có chỉ đạo kịp thời, giám sát phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch, triển khai các hoạt động phòng dịch chủ động, các chiến dịch tiêm vắc xin tại những nơi có nguy cơ cao. Về điều trị: tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động giảm tử vong coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu: phòng nhiễm khuẩn bệnh viện, lây nhiễm chéo, phân luồng, phân tuyến, cách ly trong điều trị, tăng cường công tác thu dung, điều trị bệnh nhân, rà soát, chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, trang thiết bị tại bệnh viện, tổ chức tập huấn cho các cán bộ làm công tác chăm sóc và điều trị tại các đơn vị khám, chữa bệnh các tuyến; chuẩn hoá các phương pháp kỹ thuật cũng như hệ thống giám sát báo cáo và phòng chống dịch bệnh từ Trung ương đến cơ sở… Những hoạt động trên đã góp phần tích cực, hiệu quả trong công tác kiểm soát và ngăn ngừa dịch, bệnh.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe một số tham luận như: Hướng dẫn kỹ thuật các tuyến về công tác giám sát, xử lý và phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng; Cập nhật phác đồ điều trị sốt xuất huyết ở người lớn; Cập nhật phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, Cập nhật phác đồ điều trị bệnh chân tay miệng; Quy trình tiêm chủng an toàn và quy định giám sát tai biến sau tiêm chủng; Hướng dẫn về xử trí, cấp cứu tai biến nặng sau tiêm chủng…
Để chủ động phòng chống dịch bệnh trong thời gian tới, đặc biệt là những tháng cuối năm, Bộ Y tế tổ chức “Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2019”, cụ thể cho các tuyến tỉnh, huyện, xã theo hướng “cầm tay chỉ việc”,trong đó tập trung vào:
1. Hướng dẫn kỹ thuật về công tác giám sát, xử lý và phòng,chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng.
2. Hướng dẫn cập nhật phác đồ điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết cho trẻ em và phác đồ điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết cho người lớn.
3. Hướng dẫn thực hiện tiêm chủng an toàn và hướng dẫn xử lý,cấp cứu các trường hợp tai biến sau tiêm chủng.
Bộ Y tế khuyến cáo đối với người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh:
Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả cần sự chung tay củachính quyền các cấp, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là mỗi người dân trong cộng đồng ý thức trách nhiệm, tự nguyện thực hiện các biện pháp phòng bệnh đơn giản ngay tại hộ gia đình với mục tiêu “Không có lăng quăng (bọ gậy), không có sốt xuất huyết”.
Bộ Y tế khuyến cáo cho mọi người dân, mỗi hộ gia đình chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằngcách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặcdầu vào bát nước kê chân chạn.
- Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.
- Tích cực phối hợp với Ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.
- Khi bị sốt, xuất huyết… đến ngay cơ sở y tế để được khám, điềutrị. Không tự ý điều trị tại nhà.
2. Để phòng chống bệnh tay chân miệng:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnhnhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
3. Bộ Y tế đối khuyến cáo đối với người dân và cộng đồng cần thực hiện tốt về tiêm chủng phòng bệnh và an toàn tiêm chủng:
- Các gia đình đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, thực hiện đúngcác hướng dẫn của cán bộ y tế về chăm sóc, theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng. Các bà mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe hiện tại của con mình như trẻ đang bị ốm, đang dùng thuốc, tiền sử dị ứng đặc biệt có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, phát ban, sưng nề vùng tiêm.
- Sau tiêm chủng cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để cán bộy tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra. Tiếp tục theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà trong vòng 1- 2 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu: tinh thần; bú mẹ; ăn; ngủ; thở; nhiệt độ; phát ban; phản ứng tại chỗ tiêm… để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Nếu trẻ sốt, cần cặp nhiệt độ và theo dõi, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế.
- Khi trẻ có biểu biện bất thường về sức khỏe như: sốt cao từ 39 độ trở lên, co giật, phát ban, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú... phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
- Nếu cha mẹ không yên tâm về sức khỏe của con mình sau khi tiêm chủng hãy đến gặp cán bộ y tế để được khám và tư vấn.
Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng
Admin