Khuyến cáo bệnh ho gà
_
Xem chi tiếtThứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
02/02/2015 In bài viết
Ngày 28/01/2015, tại Hà Nội, được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hội thảo “Tăng cường phối hợp truyền thông về công tác y tế dự phòng”. Tham dự hội thảo có gần 100 phóng viên, nhà báo, đại diện cho các cơ quan báo chí trung ương và Hà Nội, đại diện Vụ Truyền thông và Thi đua - Khen thưởng, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe trung ương, Bộ Y tế, đại diện các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Health Bridge, Quỹ Unilever Việt Nam… Mục tiêu của hội thảo là tăng cường phối hợp truyền thông về công tác y tế dự phòng và là dịp để các cơ quan thông tấn, báo chí đưa ra các ý kiến đóng góp cho Cục Y tế dự phòng và hệ thống y tế dự phòng về công tác truyền thông trong thời gian đã qua, bàn bạc các giải pháp để tăng cường phối hợp truyền thông giữa Cục Y tế dự phòng với các cơ quan thông tấn, báo chí trong thời gian tới. PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng chủ trì hội thảo.
Tại hội thảo, các đại biểu đã dành phần lớn thời gian để trao đổi, thảo luận về phối hợp truyền thông trong công tác vực y tế dự phòng. Ý kiến đóng góp của đa số đại biểu đều thống nhất: công tác truyền thông rất quan trọng trong lĩnh vực y tế dự phòng. Bởi truyền thông là phương pháp hữu hiệu nhất để giúp người dân, cộng đồng nhận được thông tin, có kiến thức về sức khoẻ, thực hiện các hành vi bảo vệ và nâng cao sức khoẻ. Mặt khác, truyền thông cũng giúp các cấp chính quyền, các bộ, cơ quan, ban ngành, đoàn thể quan tâm, đầu tư hơn cho công tác y tế dự phòng. Từ đó, khuyến khích tất cả người dân, toàn xã hội cùng chung tay, góp sức thực hiện tốt công tác bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Trong thời gian vừa qua, việc phối hợp giữa Bộ Y tế mà cơ quan đầu mối là Cục Y tế dự phòng với các tổ chức, cơ quan, ban ngành liên quan, đặc biệt là các cơ quan thông tấn, báo chí đã được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Cục Y tế dự phòng đã cung cấp một cách nhanh chóng, đầy đủ tới các cơ quan báo chí những thông tin về tình hình dịch, bệnh, sự nguy hiểm của dịch, bệnh, đường lây, cách nhận biết, cách phòng chống…, từ đó các phóng viên, cơ quan báo chí có nguồn tin một cách chính thống để đưa tới cho người dân, cộng đồng, góp phần hiệu quả vào công tác phòng chống dịch, bệnh. Ngoài việc cung cấp thông tin kịp thời, Cục Y tế dự phòng cũng đã xây dựng, vận hành đa dạng nhiều hình thức truyền thông như trang thông tin điện tử của Cục, trang facebook, tạp chí Sức khoẻ và kiểm soát dịch bệnh…. Nhiều dịch, bệnh như SARS, Cúm A(H5N1), Cúm A(H1N1), Cúm A(H7N9), Tiêu chảy, Sởi … lưu hành tại Việt Nam đã được từng bước đẩy lùi và khống chế, phần lớn nhờ vào hiệu quả của công tác truyền thông. Bên cạnh đó, Việt Nam cho đến nay cũng đã thực hiện tốt công tác truyền thông phòng chống sự xâm nhập của nhiều dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi đang lưu hành trên thế giới như MERS-CoV, Ebolla… Trong thời gian tới, Cục Y tế dự phòng tiếp tục xây dựng các quy trình, hướng dẫn về truyền thông như Quy trình chuẩn về truyền thông nguy cơ, các thông điệp, khuyến cáo phòng chống dịch bệnh… để tăng cường hơn hữa hiệu quả của công tác truyền thông.
Các phóng viên, đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí đã đánh giá cao những nỗ lực và sự hợp tác của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, trong tương lai, chúng ta vẫn còn tiếp tục phải đương đầu với nhiều thách thức trong công tác y tế dự phòng như: các dịch bệnh truyền nhiễm tiếp tục lưu hành, bùng phát, các bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng, nhu cầu bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân trong điều kiện cuộc sống mới ngày càng cao… Vì vậy, các đại biểu thống nhất sự phối hợp truyền thông giữa các bên cần phải chặt chẽ hơn nữa, cần tổ chức các hội thảo chuyên đề, xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể về truyền thông y tế, … Kết luận hội thảo, PGS.TS. Trần Đắc Phu đánh giá cao sự có mặt và các ý kiến đóng góp chân thành của các phóng viên báo chí, đồng thời mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm, hợp tác của các phóng viên, cơ quan thông tấn, báo chí trong việc đưa tin kịp thời, chính xác và đầy đủ về thông tin dịch bệnh, các biện pháp kiểm soát của ngành y tế… để công tác truyền thông đạt hiệu quả cao, góp phần vào công cuộc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Admin