​Kinh nghiệm của một số quốc gia về triển khai tiêm chủng mũi vắc xin tăng cường thứ hai (mũi 4) để phòng, chống COVID-19

01/04/2022 In bài viết

Tổng số ca mắc trên thế giới vượt 485,7 triệu ca, trên 6,1 triệu ca tử vong.

Trung Quốc ngày 28/3 ghi nhận 6.886 ca nhiễm mới , mức cao nhất kể từ tháng 2/2020 khi dịch bệnh lây lan tại Vũ Hán. Trung Quốc duy trì chính sách "Zero Covid" để không chỉ ngăn chặn lây nhiễm mà còn tiêu diệt hoàn toàn virus gây bệnh ở nước này. Tuy nhiên, trong thời gian từ ngày 1-28/3 khoảng 81.200 ca nhiễm mới trong cộng đồng được ghi nhận tại Trung Quốc đại lục - cao hơn bất cứ tháng nào khác kể từ khi bắt đầu thống kê số liệu vào tháng 1/2020. Đặc khu Hong Kong của Trung Quốc cũng ghi nhận số ca mắc mới gia tăng trong tháng 2, mặc dù cũng áp dụng chính sách Zero Covid.

Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, CDC Mỹ đã khuyến cáo người có hệ miễn dịch suy yếu và người trên 50 tuổi cần tiêm mũi vaccine thứ 4 ngừa COVID-19 ít nhất 4 tháng sau mũi tiêm thứ 3. Trước đó, Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) cũng đã khuyến nghị tiêm mũi thứ 4 vaccine của hãng Pfizer/BioNTech hoăc Moderna cho cùng nhóm đối tượng này. Riêng với người đã tiêm mũi 1 và mũi tăng cường vaccine Janssen của hãng Johnson & Johnson, CDC Mỹ khuyến nghị 4 tháng sau mũi tiêm tăng cường thứ nhất, có thể tiêm mũi tăng cường thứ 2 bằng vaccine sản xuất theo công nghệ mRNA.

- Một số quốc gia đã bắt đầu hoặc đã có kế hoạch dự kiến triển khai tiêm chủng mũi vắc xin thứ 4 cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa có hướng dẫn cụ thể về việc tiêm mũi vắc xin thứ 4, tuy nhiên theo hướng dẫn cập nhật ngày 21/01/2022 của Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược tiêm chủng (SAGE), các chuyên gia WHO đánh giá hiệu quả của vắc xin đối với việc phòng, chống lây nhiễm và triệu chứng COVID-19 giảm đáng kể sau 6 tháng kể từ khi tiêm đầy đủ các mũi tiêm chính. Theo nghiên cứu tháng 02/2022 của Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mức độ bảo vệ trước nguy cơ phải nhập viện của vắc xin Moderna và Pfizer cho những người đã tiêm mũi thứ 3 giảm xuống 91% sau 02 tháng và giảm xuống 78% sau 05 tháng. Trên cơ sở đó, WHO khuyến cáo cần theo dõi sát sự suy giảm hiệu quả vắc xin ở nhóm đối tượng nguy cơ cao, bỏi nhóm này thường được tiêm sớm nhất và do đó sớm thấy được dấu hiệu của suy giảm hiệu quả vắc xin.

- I-xra-en là nước triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 sớm nhất trên thế giới; đã cho phép tiêm mũi thứ 4 kể từ ngày 30/12/2021 đối với những người suy giảm hệ miễn dịch; từ ngày 02/01/2022 mở rộng đến nhân viên y tế và người trên 60 tuổi; kể từ ngày 27/01/2022 mở rộng đến toàn bộ những người trên 18 tuổi có khả năng cao nhiễm COVID-19. Nhiều nước châu Au như Anh, Áo, Pháp, Đức, Nga, thụy Điển, Italia và một số nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Hàn Quốc, Ốt-xtrây-lia-a đã triển khai tiêm mũi thứ 4 cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất từ tháng 02/2022 nhằm giúp duy trì bảo vệ khỏi diễn biến nghiêm trọng khi bị mắc COVID-19.

Một số nước như Mỹ Bỉ, Thụy Sỹ hiện chưa triển khai tiêm mũi thứ 4 song đã cân nhắc và chuẩn bị cho việc tiêm chủng vào mùa thu năm 2022 trên cơ sở nghiên cứu kĩ hiệu quả của mũi thứ ba, khả năng xuất hiện các biến chủng mới, sựu xuất hiện của vắc xin thế hệ mới đáp ứng các vấn đề đặt ra hiện nay. Trong khi đó, một số nước khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Xinh-ga-po chứ có chủ trương và kế hoạch tiêm mũi vắc xin thứ tư.

Đối tượng ưu tiên tiêm mũi thứ tư:

Các nước ưu tiên người cao tuổi, người có hệ miễn dịch bị suy yếu (bệnh nhân ghép tạng, bệnh nhân ung thư, bệnh nhân bệnh bạch cầu; bệnh nhân sử dụng thuốc steroid, liệu pháp sinh học, xạ trị…); người bị bệnh nền, có nguy cơ nhiễm trùng cao và nhữn người làm việc tại các cơ sở y tế. Theo Bộ Y tế Pháp và Ốt-xtrây-lia-a, các dữ liệu có cho thấy chưa cần tiễm mũi thứ tư đại trà cho toàn dân do liều tiêm này không mang lợi ích đáng kể trên thực tế và vắc xin tỏ ra kém hiệu quả với các biến chủng như Omicron. Kết quả nghiên cứu của Đại học Trung Sơn, Trung Quốc cũng đánh giá hiệu quả bảo vệ khi tiêm mũi thứ tư thấp hơn rất nhiều so với mũi ba, nhất là khi sử dụng cùng loại vắc xin đã tiêm ở mũi một, hai và ba. Các chuyên gia y tế của Đức đánh giá việc tiêm mũi thứ tư ở những người trẻ và khỏe mạnh không quá cấp thiết nếu không xuất hiện biến chủng mới gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe con người.

- Thời gian tiêm mũi thứ tư:

Trong khoảng từ 1 đến 6 tháng say khi tiêm mũi vắc xin thứ ba. Pháp triển khai tiêm cho những người suy giảm miễn dịch trong vòng 1 tháng sau khi tiêm mũi thứ ba. Tại Anh, những người từ 12 tuổi trở lên có hệ miễn dịch suy yếu nghiêm trọng được tiêm mũi thứ tư sau khoảng 3 tháng (91 ngày), những người từ 50 tuổi trở kên được tiêm sau 6 tháng.Tại một số nước ở châu Âu, Hàn Quốc, Ốt-xtrây-lia-a, mũi vắc xin thứ tư được triển khai tiêm sau 4 tháng. Nga không quy định phải tiêm mũi thứ tư mà chỉ khuyến cáo mọi người dân đi tiêm mũi nhắc lại một năm/lần trong điều kiện bình thường và 6 tháng/lần trong điều kiện dịch bệnh.

- Loại vắc xin sử dụng:

Các nước phần lớn lựa chọn vắc xin mRNA cho các mũi tiêm tăng cường. Pháp chỉ sử dụng vắc xin mRNA cho mũi tiêm thứ tư, bao gồm Pfizer (liều lượng 30mg) và Moderna (liều lượng 50mg). Tại Đức, vắc xin Pfizer (0,3ml) được khuyến nghị sử dụng cho tất cả các nhóm đối tượng (trẻ em, phụ nữ mang thai, người trưởng thành), còn vắc xin Moderna (liều lượng 0,25ml) được khuyến cáo tiêm cho người từ 30 tuổi trở lên. I-xa-ren triển khai tiêm mũi thứ tư bằng đúng liều lượng mũi thứ tư bằng đúng liều lượng mũi thứ ba, trường hợp sử dụng vắc xin Modena thì tiêm một nửa liều (tương tự mũi thứ ba). Ốt-xtrây-lia-a sử dụng vắc xin Pfizer để tiêm mũi thứ tư cho đối tượng từ 16-17 tuổi; Pfizer hoặc Moderna cho lứa tuổi từ 18 tuổi trở lên và sử dụng vắc xin AstraZeneca và vắc xin Novavax cho người dân không thể tiêm vắc xin mRNA vì lý do y tế.

- Chi phí tiêm mũi thứ tư:

Các nước tổ chức tiêm chủng miễn phí cho toàn bộ người dân, kể cả người nước ngoài. Riêng tại Nga, công dân nước ngoài tiêm theo hình thức trả phí.

Qua theo dõi tình hình và nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, nổi lên một số xu hướng đáng chú ý:

- Hiện nay chưa có định nghĩa cụ thể và thống nhất, song xu thế coi COVID-19 là bệnh đặc hữu đang được đẩy mạnh; xu thế dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng, chống dịch cũng đang được nhiều nước lựa chọn hơn.

- Vắc xin vẫn là lựa chọn hữu hiệu để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Việc triển khai tiêm mũi thứ tư cơ bản đang được dành cho các đối tượng ưu tiên thay vì tiêm đại trà cho người dân.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke