Tin tức

Tin tức

​Đánh giá của quốc tế về tình hình dịch COVID-19

21/03/2022 In bài viết

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 16/3/2022 cảnh báo số ca nhiễm COVID-19 gia tăng rất nhanh trên toàn cầu sau hơn 1 tháng có xu hướng giảm. Trong tuần từ ngày 7-13/03/2022, thế giới có hơn 11 triệu ca mắc mới, tăng 8% so với một tuần trước đó. Khu vực Tây Thái Bình Dương và Châu Á tiếp tục là điểm nóng, ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất từ trước tới nay với hơn 383 nghìn ca/ngày (ngày 11/3). Theo WHO, nguyền nhân gia tăng số ca nhiễm là so sự kết hợp của tốc độ lây lan nhanh của biến chủng Omicron và BA.2 và các nước tiến hành dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch, giãn cách xã hội. Hiệu quả của vắc xin được đánh giá tiếp tục làm giảm tỷ lệ chuyển nặng và tử vong. Số ca tử vong trung bình 7 ngày trên thế giới giảm từ 8,3 nghìn ca/ngày (ngày 01/3) xuống còn 6,4 nghìn ca/ngày (ngày 12/3). Số ca nhập viện trung bình 7 ngày ở Hoa Kỳ đã giảm từ đỉng 154 nghìn ca/ngày (ngày 15/01) xuống còn khoảng 20 nghìn ca/ngày (ngày 11/3).

Trong bối cảnh số ca nhiễm nặng và tử vong giảm, tỷ lệ bao phủ vắc xin tăng, WHO nhận định COVID-19 sẽ không biến mất hoàn toàn, có thể sớm trở thành bệnh đặc hữu, đồng nghĩa với việc tủ lệ người dân có kháng thể cao nhờ được tiêm chủng hoặc do đã nhiễm bệnh, số ca mắc mới tăng ở mức ổn định và tỷ lệ người gặp biến chứng nặng giảm. WHO đang thảo luận về các tiêu chí đánh giá và thời điểm có thể tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu mặc dù thừa nhận chưa thể tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở thời điểm hiện tại. Theo đó hãng dược phẩm Moderna cũng cho rằng, đại dịch COVID-19 có thể đang dần kết thúc và trở thành bệnh đặc hữu, ít nhất là ở phía Bắc bán cầu; người dân vẫn cần tiêm mũi bổ sung vào mùa thu, đặc biệt là những người trên 50 tuổi và những người có bệnh nền.

Hàng loạt các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao tiến hành dỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch và mở cửa đi lại cho du lịch quốc tế. Tại Mỹ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19 đã đưa ra kế hoạch mới về việc sống chung với COVID-19, tập trung vào tiếp tục triển khai tiêm vắc xim, giải trình tự gen các biến thể, hỗ trợ người dân xét nghiệm và điều trị COVID-19 tịa nhà (California là bang đầu tiên ở Mỹ coi COVID-19 là bệnh đặc hữu theo đoa bang đông dân nhát nước Mỹ sẽ dừng các chính sách đối phó với khủng hoảng mà chuyển sang sống chung với COVID-19, nhiều bang tại Mỹ cũng nới lỏng yêu cầu đeo khẩu trang và các quy định khác).

Đan Mạch và Anh đã dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp phòng chống dịch, bao gồm cả đeo khẩu trang khi đi lại trên phương tiện công cộng, bỏ quy định bắt buộc phải test COVID-19 và điền mẫu định vị hành khách khi nhập cảnh.

Pháp bỏ quy định đeo khẩu trang, không bắt buộc cuất trỉnh thẻ tiêm chủng khi đến nơi công cộng.

Tây Ban Nha đang cân nhắc coi COVID-19 nhue bệnh cúm hoặc bệnh sởi, tức là chấp nhận nguy cơ xuất hiện những đợt bùng phát nhưng tăng cường nguồn lực y tế chăm sóc người bệnh.

Ở Đức, dù số ca mắc mới vẫn ở mức 200 nghìn ca/ngày, từ 20/3 nhưng nước này sẽ chỉ duy trì một số biện pháp bảo vệ cơ bản như đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và xét nghiệm để bảo vệ những người dễ bị tổn thương trong các viện dưỡng lão hoặc bệnh viện.

Chính phủ Ốt-xtrây-li-a tuyên bố nghiên cứu khả năng chung sống với COVID-19 và coi đây như bệnh cúm.

Một số nước Đông Nam Á công bố các kế hoạch đưa cuộc sống quay trở lại trạng thái bình thường và đưa các tiêu chí để coi COVID-19 là bệnh đặc hữu. Indonesia quy định để coi COVID-19 là bệnh đặc hữu, tỷ lệ sử dụng giường bệnh phải dưới 5% và tỷ lệ dương tính phải dưới 1% dân số. Thái Lan tuyên bố từ ngày 01/7/2022 sẽ coi COVID-19 là bệnh đặc hữu  với điều kiện tỷ lệ tử vong không vượt quá 0,1% (hiện tỷ lệ này là gần 0,2%), theo đó sẽ bỏ yêu cầu xét nghiệm, bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang, ngoại trừ những người đang nhiễm bệnh.

Tại Việt Nam, tính đến ngày 20/3/2022, cả nước ghi nhận 7.958.048 ca mắc, trong đó 7.951.952 ca trong nước. Đến nay đã có 4.103.028 người khỏi bệnh, 41.817 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 7.955.196 ca, trong đó có 7.950.382 ca trong nước, 4.100.211 người đã khỏi bệnh (51,5%), 41.782 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố. Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 4.100.211 người đã khỏi bệnh (51,5%), tăng 111.635 người so với ngày trước đó. Hiện nay đang điều trị, giám sát 3.813.203 trường hợp, trong đó có 3.968 trường hợp nặng đang điều trị. Đến nay cả nước đã tiêm 201.730.427 liều (trong ngày tiêm được 163.917 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 98,5% số vắc xin phân bổ 133 đợt.

Việt Nam hiện đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn đại dịch sang quản lý nguy cơ có tính bền vững, hướng tới từng bước bình thường hóa với dịch COVID-19. Tỷ lệ bệnh nặng, tử vong đã giảm nhiều so với giai đoạn trước nhưng số tử vong ghi nhận hàng ngày vẫn ở mức cao trên dưới 100 trường hợp mỗi ngày. Tỷ lệ mắc bệnh không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố; đặc tính vi rút SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện các biến thể; trong khi hệ thống giám sát, chăm sóc và điều trị cần phải được hoàn thiện hơn để có thể đáp ứng với các tình huống của dịch nên vẫn cần phải tập trung các biện pháp phòng chống tích cực. Bộ Y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch COVID-19, cập nhật sự biến đổi của vi rút SARS-CoV-2, xây dựng tiêu chí để tham mưu Thủ tướng Chính phủ quyết định xem xét bệnh COVID-19 là “bệnh lưu hành” trong thời điểm thích hợp. Để phù hợp với diễn biến tình hình dịch COVID-19 và xu hướng chung về nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch của các nước.

Admin

Thong ke