Tin tức

Tin tức

​Những điều bà mẹ cần biết khi đưa con đi tiêm chủng để đảm bảo an toàn tiêm chủng

15/03/2017 In bài viết

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại Liệt, Sởi và Viêm phổi/Viêm màng não mủ do Hib.

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại Liệt, Sởi và Viêm phổi/Viêm màng não mủ do Hib.

Các bậc cha mẹ cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng đầy đủ để theo dõi lịch tiêm chủng của con mình.

Các vắc xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng là an toàn. Để chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn khi đi tiêm chủng các bà mẹ cần lưu ý:

+ Các bà mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm.

+ Sau tiêm chủng trẻ có thể có một số biểu hiện thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc v..v.Các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn và đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu thấy các phản ứng kéo dài trên 1 ngày.

+ Khi trẻ sốt cao các bà mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.

+ Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp, như sốc phản vệ với tỷ lệ 1/1 triệu liều vắc xin và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.

+ Nếu cha mẹ không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con mình sau khi tiêm cần trực tiếp đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.

+ Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái …các bà mẹ cần đưa NGAY trẻ tới cơ sở y tế.

Vì sự an toàn của trẻ các bà mẹ cần theo dõi trẻ sau tiêm chủng. Trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng

Tiêm chủng – niềm hạnh phúc của trẻ thơ

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

 

Admin

Tin tức liên quan

Uống vắc xin bại liệt là cách tốt nhất để phòng bệnh bại liệt

Bệnh Bại liệt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút polio gây ra. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa và rất dễ lây. Đa số trường hợp trẻ nhiễm vi rút polio không có biểu hiện lâm sàng nhưng một số trường hợp bị liệt cơ hô hấp, dẫn đến suy hô hấp và có thể tử vong. Bệnh có thể qua khỏi nhưng để lại di chứng liệt suốt đời. Cách tốt nhất để phòng bệnh bại liệt là cho trẻ uống vắc xin phòng bệnh.

Xem chi tiết Next

Tiêm vắc xin viêm gan b trong 24 giờ sau khi sinh – cách tốt nhất phòng lây truyền viêm gan b từ mẹ sang con

Bệnh viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút viêm gan B gây ra.Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao. Tỷ lệ lưu hành HBsAg của Việt Nam là 10-20%. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ HBsAg ở phụ nữ có thai >10%. Trẻ sơ sinh có nguy cơ lây nhiễm khi sinh từ 10% đến 90% nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B. Đây là đường lây nhiễm nguy hiểm nhất. Nếu trẻ sơ sinh bị lây nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mãn tính là 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ có nguy cơ bị ung thư gan và xơ gan.

Xem chi tiết Next

Hỏi đáp về bệnh Bại liệt và vắc xin phòng bệnh Bại liệt

Thực hiện Kế hoạch bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt giai đoạn 2016-2020 được Bộ Y tế phê duyệt tại quyết định số 1358/QĐ-BYT ngày 14 tháng 4 năm 2016, Dự án Tiêm chủng mở rộng thực hiện chuyển đổi sử dụng vắc xin bại liệt uống 2 týp (bOPV) thay thế cho vắc xin bại liệt uống 3 týp (tOPV) trên cả nước từ tháng 5 năm 2016 cùng với hơn 150 quốc gia để hướng tới mục tiêu thanh toán bệnh bại liệt trên toàn cầu.

Xem chi tiết Next

Lịch tiêm chủng và lịch tiêm nhắc lại cho người từ 0 – 26 tuổi

Bảng ghi nhớ lịch tiêm chủng và lịch tiêm nhắc lại các loại vắc xin cho người từ 0 – 26 tuổi. Bảng tổng hợp được xây dựng dựa trên lịch tiêm chủng cho trẻ em Việt Nam của Unicef, bảng ghi nhớ lịch tiêm chủng CDC và dựa theo chỉ định của các loại vắc xin được cấp phép lưu hành tại Việt Nam

Xem chi tiết Next
Thong ke