​Uống vắc xin bại liệt là cách tốt nhất để phòng bệnh bại liệt

14/03/2017 In bài viết

Bệnh Bại liệt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút polio gây ra. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa và rất dễ lây. Đa số trường hợp trẻ nhiễm vi rút polio không có biểu hiện lâm sàng nhưng một số trường hợp bị liệt cơ hô hấp, dẫn đến suy hô hấp và có thể tử vong. Bệnh có thể qua khỏi nhưng để lại di chứng liệt suốt đời. Cách tốt nhất để phòng bệnh bại liệt là cho trẻ uống vắc xin phòng bệnh.
Bệnh Bại liệt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút polio gây ra. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa và rất dễ lây. Đa số trường hợp trẻ nhiễm vi rút polio không có biểu hiện lâm sàng nhưng một số trường hợp bị liệt cơ hô hấp, dẫn đến suy hô hấp và có thể tử vong. Bệnh có thể qua khỏi nhưng để lại di chứng liệt suốt đời. Cách tốt nhất để phòng bệnh bại liệt là cho trẻ uống vắc xin phòng bệnh.
 
Cùng với các nước Khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt từ năm 2000. Hơn 10 năm qua, Việt Nam vẫn tiếp tục bảo vệ được thành quả này. Trẻ em Việt Nam được bảo vệ không bị bệnh bại liệt.
 
Tuy nhiên, hiện nay vi rút bại liệt hoang dại gây bệnh bại liệt vẫn còn lưu hành trên thế giới. Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có khoảng bảy trăm trường hợp mang vi rút bại liệt hoang dại, đặc biệt vi rút gây bệnh còn xâm nhập và lưu hành ở cả các nước đã thanh toán bệnh bại liệt. Việt Nam cần chủ động ngăn chặn vi rút bại liệt hoang dại từ các quốc gia hiện còn lưu hành bệnh dịch nguy hiểm này. Ngoài việc duy trì tỷ lệ uống đủ 3 liều vắc xin bại liệt đạt trên 90%, trong năm 2012 trẻ em dưới 5 tuổi tại một số địa phương sẽ được uống bổ sung vắc xin phòng bại liệt.
 
Để chủ động phòng bệnh, tất cả trẻ từ mới sinh cho đến dưới 5 tuổi của các vùng lựa chọn sẽ được uống HAI LIỀU vắc xin phòng bại liệt, mỗi liều hai giọt, tại hai vòng của chiến dịch, không kể những lần uống vắc xin trước đó.
 
Vì sức khỏe của con mình, các bà mẹ cần đưa con dưới 5 tuổi đi uống vắc xin phòng bệnh bại liệt đầy đủ tại các điểm tiêm chủng trong 2 vòng chiến dịch.
Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

 

Admin

Tin tức liên quan

Hỏi đáp về bệnh Bại liệt và vắc xin phòng bệnh Bại liệt

Thực hiện Kế hoạch bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt giai đoạn 2016-2020 được Bộ Y tế phê duyệt tại quyết định số 1358/QĐ-BYT ngày 14 tháng 4 năm 2016, Dự án Tiêm chủng mở rộng thực hiện chuyển đổi sử dụng vắc xin bại liệt uống 2 týp (bOPV) thay thế cho vắc xin bại liệt uống 3 týp (tOPV) trên cả nước từ tháng 5 năm 2016 cùng với hơn 150 quốc gia để hướng tới mục tiêu thanh toán bệnh bại liệt trên toàn cầu.

Xem chi tiết Next

Những điều bà mẹ cần biết khi đưa con đi tiêm chủng để đảm bảo an toàn tiêm chủng

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại Liệt, Sởi và Viêm phổi/Viêm màng não mủ do Hib.

Xem chi tiết Next

Hỏi đáp về bệnh và vắc xin tiêm phòng bệnh Viêm Gan B

Viêm gan B là một bệnh gây viêm và hoại tử tế bào gan cấp tính hay mạn tính do vi rút viêm gan B. Trên thế giới ước tính có khoảng hơn 2 tỷ người (30% dân số) bị nhiễm vi rút viêm gan B và hơn 400 triệu người bị bệnh gan mạn tính. Hàng năm, ít nhất có khoảng 1 triệu người trên thế giới tử vong do xơ gan và ung thư gan.

Xem chi tiết Next

Tiêm vắc xin viêm gan b trong 24 giờ sau khi sinh – cách tốt nhất phòng lây truyền viêm gan b từ mẹ sang con

Bệnh viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút viêm gan B gây ra.Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao. Tỷ lệ lưu hành HBsAg của Việt Nam là 10-20%. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ HBsAg ở phụ nữ có thai >10%. Trẻ sơ sinh có nguy cơ lây nhiễm khi sinh từ 10% đến 90% nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B. Đây là đường lây nhiễm nguy hiểm nhất. Nếu trẻ sơ sinh bị lây nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mãn tính là 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ có nguy cơ bị ung thư gan và xơ gan.

Xem chi tiết Next
Thong ke