Tin tức

Tin tức

​Phòng chống đột quỵ, sốc nhiệt ngày nắng nóng

03/06/2019 In bài viết

Các chuyên gia y tế cảnh báo, sốc nhiệt do nắng nóng gay gắt có thể gây ra đột quỵ rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, tương đương với đột quỵ do tim hoặc đột quỵ do não.
Các chuyên gia y tế cảnh báo, sốc nhiệt do nắng nóng gay gắt có thể gây ra đột quỵ rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, tương đương với đột quỵ do tim hoặc đột quỵ do não.

Theo TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Cấp cứu tổng hợp, khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai), thời tiết nắng nóng sẽ ảnh hưởng đến cơ chế điều hoà thân nhiệt, có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng cao từ 39 đến 41 độ. Khi đó, bệnh nhân sẽ có biểu hiện chóng mặt, lơ mơ, rối loạn ý thức, từ đó có thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, hệ thần kinh.
 
Tình trạng này còn đặc biệt nguy hiểm với những trường hợp có bệnh mãn tính như tăng huyết áp, bệnh phổi mãn tính, tiểu đường, rối loạn mỡ máu có thể dẫn tới nguy cơ cao bị đột quỵ, thậm chí tử vong.
 
Việc sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân bị sốc nhiệt là rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả điều trị và di chứng sau này. Theo TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, ngay khi thấy một người nghi ngờ sốc nhiệt, say nắng với các biểu hiện như: mặt đỏ bừng, da nóng, khô, mệt lả, đau đầu, nôn ói thì phải khẩn trương sơ cứu hạ thân nhiệt cho người bệnh.
 
Không dùng thuốc hạ sốt cho bệnh nhân trong trường hợp này vì thuốc hạ sốt không có giá trị khi bị sốc nhiệt. Trước tiên, phải nhanh chóng đưa bệnh nhân tới khu vực có bóng mát, bỏ bớt quần áo và thực hiện các biện pháp chườm mát vào vùng cổ, nách, bẹn, lau người toàn thân bằng nước mát để nhanh chóng hạ thân nhiệt của bệnh nhân. Thậm chí có thể dùng vòi nước mát hay xô nước mát xối lên người, đặt túi chườm đá ở nách, bẹn giúp làm giảm nhiệt độ ở người bị sốc nhiệt do nắng nóng.
 
Đồng thời, gọi xe cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Tiếp tục theo dõi thân nhiệt và thực hiện các biện pháp làm mát cho tới khi nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân xuống còn 38,5 hay 39 độ C và chuyển đến cơ sở y tế nhanh nhất.
 
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân, khi gặp bệnh nhân bị sốc nhiệt hoặc đột quỵ có ngừng tuần hoàn, cần phải cấp cứu bằng cách hà hơi, ép tim trong suốt quá trình đợi xe cấp cứu, đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Cấp cứu đúng cách sẽ tăng cơ hội sống cho người bệnh.
 
Để phòng nắng nóng, sốc nhiệt, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội khuyến cáo tới người dân:
 
Hạn chế đi ra ngoài đường, trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo chống nắng, đeo kính chống nóng.
 
Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, có thể uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol. Tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.
 
Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp, không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.
 
Thực hiện ăn chín, uống chín; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để bảo đảm đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
 
Những người làm việc trong môi trường nắng nóng phải tự bảo vệ mình, phải tạm dừng nếu điều kiện thời tiết vượt quá sức chịu đựng của cơ thể.
 
Đặc biệt, thời điểm 12 – 16 giờ là nhiệt độ cao nhất trong ngày, do vậy không lao động ngoài trời ở khoảng thời gian này. Vì cơ thể không dung nạp được nhiệt độ môi trường, sẽ có nguy cơ xảy ra nhiều biến cố nguy hiểm.
 
“Ban biên tập Trang thông tin điện tử, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế”

Admin

Tin tức liên quan

Tiêm ngừa cúm - phương pháp bảo vệ hiệu quả cho người suy tim

Những người bị suy tim dễ bị biến chứng do bệnh cúm hơn những người khác. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đã tiết lộ rằng tiêm phòng cúm có thể có tác động kéo dài tuổi thọ đáng kể trên nhóm bệnh nhân này.
Vắc-xin cúm cho người lớn tuổi

Xem chi tiết Next

​Phòng bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng trong mùa hè

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo, bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng là nhóm bệnh khá phổ biến, liên quan chặt chẽ đến phong tục, tập quán, thói quen ăn uống như ăn tiết canh, gỏi sống, rau sống, các loại đồ ăn, thức uống chưa được đun sôi, nấu kỹ.

Xem chi tiết Next

​TÌNH TRẠNG THIẾU HỤT KHÁNG THỂ ĐỐI VỚI VI RÚT SỞI Ở PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ NGUY CƠ MẮC SỞI Ở TRẺ SAU SINH

Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ, sau nhiều năm triển khai tiêm chủng đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và tử vong do sởi. Tuy nhiên, đến nay các vụ dịch sởi vẫn xảy ra kể cả ở các nước phát triển và có tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi cao.

Xem chi tiết Next

Các bệnh thường gặp ở trẻ trong và sau Tết

Dịp Tết, cả gia đình có thể thư giãn, đi chơi, đi du lịch. Tuy nhiên, trong thời gian này, sinh hoạt thay đổi, ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh, đi chơi nhiều… khiến bé rất dễ bị bệnh, nhất là bệnh về tiêu hoá và hô hấp.

Xem chi tiết Next
Thong ke