​​Phòng bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng trong mùa hè

24/07/2019 In bài viết

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo, bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng là nhóm bệnh khá phổ biến, liên quan chặt chẽ đến phong tục, tập quán, thói quen ăn uống như ăn tiết canh, gỏi sống, rau sống, các loại đồ ăn, thức uống chưa được đun sôi, nấu kỹ.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo, bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng là nhóm bệnh khá phổ biến, liên quan chặt chẽ đến phong tục, tập quán, thói quen ăn uống như ăn tiết canh, gỏi sống, rau sống, các loại đồ ăn, thức uống chưa được đun sôi, nấu kỹ.

Các loại ký sinh trùng đi vào cơ thể qua thức ăn bị ô nhiễm là nguyên nhân gây nên các hội chứng rối loạn tiêu hóa, hội chứng thiếu máu, viêm dạ dày, ruột, viêm đại tràng…

Theo Cục An toàn thực phẩm, có các loại ký sinh trùng phổ biến gây bệnh truyền qua thực phẩm cho người như sau: a míp lỵ, giun tròn, giun móc, sán dây, sán lá. Các ký sinh trùng nhiễm vào thực phẩm, nước uống được đưa vào cơ thể đã phát triển nhân lên, gây bệnh cho người. Bệnh lý xuất hiện do ký sinh trùng kí sinh chiếm chất dinh dưỡng của cơ thể người hoặc kí sinh lạc chỗ gây tổn thương các cơ quan, tổ chức trong cơ thể; các chất chuyển hóa của ký sinh trùng làm rối loạn chức năng, tổn thương cơ quan trong cơ thể.

Tất cả những ký sinh trùng đều có khả năng ở trong đường tiêu hóa của người bệnh ở dạng ký sinh trùng trưởng thành, trứng hoặc ấu trùng và lây bệnh cho người khác sau khi nhiễm phải chúng qua đường tiêu hóa.
Những người chế biến thức ăn thường không biết chính mình làm ô nhiễm thực phẩm, do vậy ký sinh trùng vẫn tiếp tục được thải ra môi trường làm ô nhiễm thực phẩm. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh truyền qua đường thực phẩm.
Ký sinh trùng rất nhạy cảm với điều kiện môi trường như nhiệt độ, ánh sáng. Ký sinh trùng sẽ bị giết chết khi đun ở nhiệt độ trên 70 độ C.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo, bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng có thuốc điều trị đặc hiệu, có thể phòng chống hiệu quả. Để phòng chống bệnh bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng, người dân cần thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chất thải, rác thải; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, cơ sở chế biến, bảo quản thực phẩm; vệ sinh cá nhân, vệ sinh bàn tay; không dùng phân tươi bón rau, nuôi cá, lợn thả rông; diệt ruồi, nhặng, gián là những côn trùng reo rắc mầm bệnh.
 
Đồng thời, người dân cần thực hiện 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn gồm: chọn thực phẩm an toàn; nấu kỹ thức ăn; ăn ngay thức ăn vừa được nấu chín; bảo quản thực phẩm cẩn thận khi đã nấu chín; đun kỹ thực phẩm trước khi ăn; không để lẫn thực phẩm sống và chín; luôn giữ tay sạch khi chế biến thực phẩm; giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ; bảo vệ thực phẩm khỏi sự xâm nhập của các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác; sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
 
Cơ quan chức năng cần điều tra kịp thời ca bệnh, vụ ngộc độc thực phẩm, phát hiện sớm nguồn gốc lây nhiễm và căn nguyên ký sinh trùng để có hướng xử trí đúng đắn với người bệnh, nguồn bệnh, yếu tố truyền nhiễm và người lành có nguy cơ mắc. 
 
Chính quyền các địa phương cần đảm bảo vệ sinh nguồn nước ăn, nước rửa không bị ô nhiễm ký sinh trùng; tăng cường giáo dục, tuyên truyền cộng đồng để nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống chín. Đồng thời, địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm đối với các chuỗi cung cấp thực phẩm, vệ sinh thú y, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố ở mọi cấp độ, mọi thời gian và mọi địa bàn để phòng chống ngộc độc thực phẩm.
 
“Ban biên tập Trang thông tin điện tử, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế”

Admin

Tin tức liên quan

Phòng chống đột quỵ, sốc nhiệt ngày nắng nóng

Các chuyên gia y tế cảnh báo, sốc nhiệt do nắng nóng gay gắt có thể gây ra đột quỵ rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, tương đương với đột quỵ do tim hoặc đột quỵ do não.

Xem chi tiết Next

Các bệnh thường gặp ở trẻ trong và sau Tết

Dịp Tết, cả gia đình có thể thư giãn, đi chơi, đi du lịch. Tuy nhiên, trong thời gian này, sinh hoạt thay đổi, ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh, đi chơi nhiều… khiến bé rất dễ bị bệnh, nhất là bệnh về tiêu hoá và hô hấp.

Xem chi tiết Next

Tiêm ngừa cúm - phương pháp bảo vệ hiệu quả cho người suy tim

Những người bị suy tim dễ bị biến chứng do bệnh cúm hơn những người khác. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đã tiết lộ rằng tiêm phòng cúm có thể có tác động kéo dài tuổi thọ đáng kể trên nhóm bệnh nhân này.
Vắc-xin cúm cho người lớn tuổi

Xem chi tiết Next

Nghỉ hè, báo động tình trạng trẻ đuối nước

Dù mới bước vào đầu kỳ nghỉ hè nhưng thời gian gần đây, tại nhiều địa phương nước ta liên tiếp xảy ra các vụ tử vong tập thể ở trẻ nhỏ, học sinh do đuối nước đã gây cảnh tang thương cho nhiều vùng nông thôn yên bình và trở thành nỗi ám ảnh đối với các bậc phụ huynh về nguy cơ mất an toàn ở trẻ mỗi khi hè đến.

Xem chi tiết Next
Thong ke