​Các bệnh thường gặp ở trẻ trong và sau Tết

11/02/2019 In bài viết

Dịp Tết, cả gia đình có thể thư giãn, đi chơi, đi du lịch. Tuy nhiên, trong thời gian này, sinh hoạt thay đổi, ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh, đi chơi nhiều… khiến bé rất dễ bị bệnh, nhất là bệnh về tiêu hoá và hô hấp.
Dịp Tết, cả gia đình có thể thư giãn, đi chơi, đi du lịch. Tuy nhiên, trong thời gian này, sinh hoạt thay đổi, ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh, đi chơi nhiều… khiến bé rất dễ bị bệnh, nhất là bệnh về tiêu hoá và hô hấp.
1. Viêm dạ dày ruột, ngộ độc thực phẩm
Biểu hiện: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, có thể có sốt, đau đầu
Nguyên nhân thường gặp:
- Thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm,
- Tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh,
- Không rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Cách phòng tránh:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên,
- Chú ý nấu ăn vừa đủ trong ngày, tránh đồ ăn lưu trữ lâu hoặc hâm lại nhiều lần,
- "Ăn chín, uống sôi": tránh thịt hoặc cá chưa nấu chín, tránh thức ăn sống, chỉ uống nước đóng chai kín khi đi du lịch.
Xử trí:
- Cần cho trẻ bù nước, điện giải đúng cách,
- Không ép ăn, chia nhỏ cữ ăn và sữa, đút muỗng chậm, chọn thức ăn dễ tiêu hoá
- Theo dõi các dấu hiệu mất nước (môi khô, mắt trũng, tiểu ít …), các dấu hiệu bất thường (ói nhiều hầu như mọi thứ, ói máu, tiêu máu, đau bụng nhiều, trẻ li bì, tay chân lạnh…) để đưa trẻ đi khám kịp thời.
2. Cảm
Tết là dịp gia đình, người thân, bạn bè sum họp. Nhưng việc tiếp xúc và ăn uống chung dễ có nguy cơ bị lây cảm từ người bị cảm. Đặc biệt, trẻ nhỏ tiếp xúc với người lớn bị cảm có thể phát triển thành viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi.
Biểu hiện: ho, sổ mũi, đau họng, sốt, có thể sốt cao, đau họng, đau đầu, đau cơ.
Nguyên nhân: Cảm thông thường là nhiễm trùng hệ hô hấp trên do virus gây ra, do tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh hoặc hít phải dịch tiết có chứa virut cúm (do người bệnh hắt hơi, ho).
Phòng ngừa: Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc người bệnh.
Xử trí:
- Uống thuốc hạ sốt khi cần khi sốt cao (thân nhiệt trên 38,5 độ C),
- Uống đủ nước, ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ,
- Theo dõi các dấu hiệu của biến chứng nặng để đi khám ngay:
+ Sốt ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ lớn hơn bị sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 3 ngày;
+ Li bì, lừ đừ, hoặc bứt rứt;
+ Bỏ ăn, uống kém;
+ Khó thở, thở nhanh, thở rít, khàn tiếng, khò khè;
+ Triệu chứng cảm không cải thiện hoặc nặng hơn trong vòng 14 ngày;
+ Mắt đỏ, đổ ghèn;
+ Có dấu hiệu của biến chứng viêm tai (đau, ù tai, chảy dịch …);
+ Trẻ than đau đầu nhiều.
3. Viêm tiểu phế quản, viêm phổi
Thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đa số do nhiễm virus hô hấp hợp bào (RSV).
Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng tương đối nhẹ, giống triệu chứng cảm lạnh.
Nhưng đối với trẻ em bị sanh non, trẻ có hệ thống miễn dịch kém, bị bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh phổi mãn tính, hoặc trẻ nhỏ < 6 tháng tuổi, bệnh có thể trở nên trầm trọng cần cấp cứu.
Đưa trẻ đi khám ngay nếu bé có dấu hiệu:
- Thở khò khè, thở nhanh, khó thở, thở mệt (thở phập phồng cánh mũi, co lõm ngực);
- Bỏ ăn, bỏ bú;
- Lừ đừ, li bì;
- Tím, tái môi.
4. Bệnh tay chân miệng
Ngày Tết, bé sẽ được đi chơi ở các khu vui chơi trẻ em, trẻ dễ bị lây bệnh. Ba mẹ cần lưu ý về các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sau mùa lễ tết.
Biểu hiện: Đau họng, sốt, nổi mẩn đỏ (dạng hồng ban mụn nước) ở miệng, tay, chân hoặc mông, loét họng, lưỡi và miệng, biếng ăn
Nguyên nhân thường gặp: Do enterovirus, lây tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, nước mũi, dịch tiết của người nhiễm bệnh.
Phòng tránh:
- Rửa tay bằng xà phòng và nước trước và sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
- Tránh dùng chung đồ ăn, thức uống, đồ dùng cá nhân với người khác;
- Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay không rửa sạch;
- Khử trùng đồ chơi và các bề mặt thường xuyên chạm vào (tay nắm cửa, bàn, ghế …).
Xử trí:
- Uống đủ nước;
- Thuốc giảm đau, hạ sốt an toàn cho trẻ: paracetamol, ibuprofen (theo hướng dẫn của bác sĩ);
-  Ăn thức ăn mềm, mát (đối với trẻ bị loét miệng);
- Theo dõi các dấu hiệu nặng để đưa bé đi khám ngay:
+ sốt cao khó hạ;
+ ói nhiều;
+ Tay chân lạnh, run tay run chân;
+ Thở mạnh, thở mệt;
+ Có hiện tượng giật mình lúc thiu thiu ngủ, trên 2 lần trong vòng 30 phút.
5. Dị ứng
Thời tiết thay đổi thất thường và lịch sinh hoạt, ăn uống ngày tết cũng thay đổi, có thể làm khởi phát một số bệnh dị ứng.
- Dị ứng thức ăn: do không để ý được tất cả thức ăn trong các bữa tiệc, có thể trẻ sẽ bị nổi mề đay, nổi mẩn dị ứng do ăn phải thức ăn có thành phần gây dị ứng.
Nguy hiểm là các phản ứng dị ứng mạnh gây sưng phù mặt, mắt, môi hoặc gây tình trạng khó thở, thở rít, cần phải đưa trẻ đi khám ngay.
- Dị ứng da: bé được đi chơi nhiều, có thể sẽ tiếp xúc với những chất gây dị ứng làm bé bị viêm da dị ứng hoặc những bé vốn bị chàm da có thể bị nặng hơn.
Nếu vùng da bị sưng đỏ, chảy dịch, cần đưa trẻ đi khám, không nên tự ý bôi các thuốc mà không rõ thành phần thuốc chưa được bác sĩ hướng dẫn sử dụng.
- Dị ứng hô hấp: như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, nặng hơn có thể là khởi phát cơn hen suyễn khi di chuyển nhiều đến những nơi khác nhau, thay đổi khí hậu, những khu vực mà trong không khí chứa nhiều các chất gây kích ứng dị ứng đường hô hấp (phấn hoa, khói thuốc lá, bụi …).
Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu trẻ sốt cao, khò khè, thở mệt.
Phòng tránh:
-Cần lưu ý giữ vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay thường xuyên, vệ sinh răng miệng
-Chú ý đến những thức ăn trẻ ăn vào, đặc biệt những thức ăn bé đã từng bị dị ứng và cả những thức ăn trẻ chưa từng thử trước đây
-Những trẻ bị dị ứng đang được điều trị thuốc nên tiếp tục duy trì đều đặn theo chỉ định của bác sĩ, không nên lơ là (đặc biệt những bé bị hen suyễn, chàm da)
Lễ Tết là dịp gia đình được nghỉ ngơi, vui chơi. Các ba mẹ hãy chú ý những vấn đề bệnh lý và cách phòng tránh bệnh để các bé và cả gia đình thoải mái vui xuân nhé.
“Ban biên tập Trang thông tin điện tử, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế”

Admin

Tin tức liên quan

​Phòng bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng trong mùa hè

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo, bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng là nhóm bệnh khá phổ biến, liên quan chặt chẽ đến phong tục, tập quán, thói quen ăn uống như ăn tiết canh, gỏi sống, rau sống, các loại đồ ăn, thức uống chưa được đun sôi, nấu kỹ.

Xem chi tiết Next

Nghỉ hè, báo động tình trạng trẻ đuối nước

Dù mới bước vào đầu kỳ nghỉ hè nhưng thời gian gần đây, tại nhiều địa phương nước ta liên tiếp xảy ra các vụ tử vong tập thể ở trẻ nhỏ, học sinh do đuối nước đã gây cảnh tang thương cho nhiều vùng nông thôn yên bình và trở thành nỗi ám ảnh đối với các bậc phụ huynh về nguy cơ mất an toàn ở trẻ mỗi khi hè đến.

Xem chi tiết Next

Phòng chống đột quỵ, sốc nhiệt ngày nắng nóng

Các chuyên gia y tế cảnh báo, sốc nhiệt do nắng nóng gay gắt có thể gây ra đột quỵ rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, tương đương với đột quỵ do tim hoặc đột quỵ do não.

Xem chi tiết Next

Tiêm ngừa cúm - phương pháp bảo vệ hiệu quả cho người suy tim

Những người bị suy tim dễ bị biến chứng do bệnh cúm hơn những người khác. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đã tiết lộ rằng tiêm phòng cúm có thể có tác động kéo dài tuổi thọ đáng kể trên nhóm bệnh nhân này.
Vắc-xin cúm cho người lớn tuổi

Xem chi tiết Next
Thong ke