​Tăng cường công tác phòng chống bệnh Melioidosis (bệnh Whitmore)

20/11/2020 In bài viết

Theo báo cáo từ đầu tháng 10/2020 đến nay, tại khu vực các tỉnh Miền Trung ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh Melioidosis (bệnh Whitmore) do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Tại các tỉnh Miền Trung, sau các mưa lũ làm cho vệ sinh môi trường tại các vùng dân cư bị ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, nên trong thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận thêm nhiều trường hợp mắc bệnh Melioidosis. Đây tuy là bệnh ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ cao. Để chủ động có các biện pháp phòng chống hiệu quả đối với bệnh Melioidosis trên địa bàn các tỉnh ngày 19/11/2020 Cục Y tế dự phòng đã có Công văn số 1012/DP-DT gửi đồng chí Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/ thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện một số nội dung.
Theo báo cáo từ đầu tháng 10/2020 đến nay, tại khu vực các tỉnh Miền Trung ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh Melioidosis (bệnh Whitmore) do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Tại các tỉnh Miền Trung, sau các mưa lũ làm cho vệ sinh môi trường tại các vùng dân cư bị ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, nên trong thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận thêm nhiều trường hợp mắc bệnh Melioidosis. Đây tuy là bệnh ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ cao. Để chủ động có các biện pháp phòng chống hiệu quả đối với bệnh Melioidosis trên địa bàn các tỉnh ngày 19/11/2020 Cục Y tế dự phòng đã có Công văn số 1012/DP-DT gửi đồng chí Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/ thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:

1. Tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình bệnh Melioidosis (bệnh Whitmore), phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ và các đối tượng nguy cơ cao để phát hiện sớm các trường hợp mắc và xử lý điều trị trên địa bàn tỉnh, thành phố, đặc biệt là tại các vùng nguy cơ cao, đã có bệnh nhân mắc bệnh Melioidosis. Tổ chức thu dung, cấp cứu bệnh nhân, điều trị tích cực để hạn chế mức thấp nhất các trường hợp tử vong do bệnh Melioidosis.

2. Chỉ đạo các đơn vị y tế tổ chức điều tra, phân tích về dịch tễ các trường hợp mắc bệnh Melioidosis, phân tích nguy cơ và các biện pháp phòng chống bệnh Melioidosis.

3. Phối hợp với cơ quan truyền thông đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về nguy cơ mắc và các biện pháp phòng chống bệnh Melioidosis để người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống; đưa các trường hợp nghi ngờ bị mắc bệnh đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị, đặc biệt chú ý đối với các đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh Melioidosis.

4. Chỉ đạo các đơn vị y tế thực hiện báo cáo dịch bệnh theo quy định và  tổng hợp báo cáo gửi về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng).

 
 

Ban biên tập trang Thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Tin tức liên quan

Hội nghị về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh mùa đông xuân.

Ngày 23/10/2020, Bộ Y tế đã có hội nghị trực tuyến với 63 Sở Y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tại 63 tỉnh/ thành phố trong cả nước về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh mùa đông xuân. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì Hội nghị.

Xem chi tiết Next

Bản tin dịch COVID-19 ngày 24/6/2020: Australia ghi nhận ca tử vong đầu tiên do Covid-19 sau một tháng

Bản tin dịch COVID-19 ngày 23/6/2020: Australia ghi nhận ca tử vong đầu tiên do Covid-19 sau một tháng

Xem chi tiết Next

Vaccine Covid-19 của Mỹ bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng

Vaccine Covid-19 của Mỹ bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng

Xem chi tiết Next

Thông tin chính thức về ca nghi mắc COVID-19 tại Đà Nẵng

Thông tin chính thức về ca nghi mắc COVID-19 tại Đà Nẵng

Xem chi tiết Next
Thong ke