​Thông tin bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút đường ruột D68 (EV-D68) tại bang Missouri và Illinois, Hoa Kỳ, năm 2014

03/12/2014 In bài viết

Ngày 19/8/ 2014, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (USCDC) nhận được thông tin từ Bệnh viện Nhi thành phố Kansas, bang Missouri về số lượng bệnh nhân đến khám và nhập viện do viêm đường hô hấp tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
 

     Ngày 23/8/2014, nguồn tin từ Bệnh viện Nhi, Trường Đại học Y khoa Chicago, bang Illinoi thông báo sự tăng số lượng bệnh nhân bị viêm đường hô cấp cấp tính giống với các bệnh nhân ở thành phố Kansas. CDC tiến hành lấy mẫu xét nghiệm trên các bệnh nhân mới khởi phát bệnh gần đây nhất, từ hai cơ sở điều trị này. Kết quá xét nghiệm cho thấy đã phát hiện vi rút đường ruột D68*(EV-D68) trên 19 trong tổng số 22 mẫu lấy từ các bệnh nhân ở Kansas và 11 trong tổng số 14 mẫu tại Chicago. Theo báo cáo ban đầu, số trường hợp nhập viện do viêm đường hô hấp cấp tại hai cơ sở này đều tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tổng số 19 bệnh nhân xác định nhiễm EV-D68 tại Kansas, có 10 (chiếm 53%) là nam, độ tuổi từ 6 tuần đến 16 tuổi (Độ tuổi trung bình là 4). 13 bệnh nhân (68%) có tiền sử bị hen suyễn hay thở khò khè và 6 bệnh nhân (32%) không có tiền sử bệnh viêm đường hô hấp. Tất cả các bệnh nhân đều trong tình trạng khó thở và giảm ô xy máu, trong đó 4 bệnh nhân (21%) thở khò khè. Đáng chú ý là chỉ có 5 bệnh nhân (26%) có biểu hiện sốt. Tất cả các bệnh nhân đều được nhập viện và điều trị tích cực tại khoa nhi.

Trong số 11 bệnh nhân được xác định nhiễm EV-D68 tại Chicago, có 9 bệnh nhân nữ, độ tuổi tử 20 tháng đến 15 tuổi (Trung bình độ tuổi = 5). 8 bệnh nhân (73%) có tiền sử bị hen suyễn hay thở khò khè. Đáng chú ý là chỉ có 2 bệnh nhân (18%) có biểu hiện sốt. Tất cả các bệnh nhân đều được nhập viện và điều trị tích cực tại khoa nhi.

Vi rút đường ruột gây các triệu chứng lâm sàng khác nhau gồm viêm đường hô hấp nhẹ, sốt, phát ban, mệt mỏi và một số bệnh liên quan đến thần kinh như viêm màng não vô khuẩn và viêm não. EV-D68 gây viêm đường hô hấp cấp, tuy nhiên chuỗi bệnh hoàn chỉnh vẫn chưa được xác định rõ. Hiện chưa có báo cáo chính thức nào về sự lây truyền bệnh do vi rút đường ruột gồm cả EV-D68.

Kể từ khi được phát hiện tại bang California, năm 1962, EV-D68 ít được báo cáo tại Mỹ. Hệ thống giám sát vi rút đường ruột quốc gia Mỹ mới chỉ tiếp nhận báo cáo 79 ca nhiễm EV-D68 trong các năm từ 2009–2013.

Hiện chưa có vắc xin phòng và điều trị đặc hiệu bệnh do EV-D68.

 

Enterovirus D68 và Biện pháp phòng chống

Thông tin mới nhất về dịch bệnh EV-D68 tại Mỹ

Enterovirus D68 (EV-D68) là một trong nhiều loại vi rút đường ruột không gây bệnh bại liệt. Sự lây truyền EV-D68 được xem là ít xảy ra hơn so với các vi rút đường ruột khác. EV-D68 được phát hiện lần đầu tiên tại California, Mỹ vào năm 1962. So với các vi rút đường ruột khác, EV-D68 ít được báo cáo tại Mỹ trong hơn 40 năm qua.

Theo CDC Hòa Kỳ, các bệnh viện tại bang Missouri và Illinois của Mỹ đã ghi nhận số trẻ có biểu hiện bệnh đường hô hấp cấp tính đông bất thường do EV-D68.

Một số bang khác của Mỹ cũng đang tiến hành điều tra các ổ dịch ở trẻ bị bệnh về đường hô hấp cấp tính, có thể do EV-D68.

CDC đang thoi dõi chặt chẽ tình hình và hỗ trợ các Bang tiến hành các xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

Triệu chứng

EV-D68 gây ra các triệu chứng viêm đường hô hấp từ thể nhẹ đến cấp tính. Tuy nhiên, chưa xác định chính xác chuỗi bệnh hoàn chỉnh do vi rút này gây ra.

Đường lây truyền

Hiện tại đường lây truyền của EV-D68 chưa được tìm hiểu chính xác. EV-D68 gây ra triệu chứng viêm đường hô hấp và có thể tìm thấy trong dịch tiết đường hô hấp như: nước bọt, dịch mũi hay đờm. Vi rút có thể lây truyền từ người sang người khi người nhiễm vi rút ho, hắt hơi hay khi người lành tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm vi rút này.

Điều trị

- Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu do vi rút EV-D68.

+ Một số trường hợp nhiễm bệnh nhẹ chỉ cần điều trị triệu chứng.

+ Trường hợp nặng cần phải nhập viện để được chăm sóc và điều trị tích cực.

Biện pháp phòng chống cho cộng đồng

- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh do vi rút EV-D68.

- Biện pháp dự phòng gồm:

+ Rửa tay thường xuyên với xà phòng

+ Tay bẩn không sờ lên mắt, mũi và miệng

+ Tránh tiếp xúc và dùng chung đồ dùng ăn, uống với người ốm

+ Thường xuyên vệ sinh, khử trùng các bề mặt tiếp xúc như đồ chơi, tay nắm cửa, đặc biệt khi có người ốm.

Biện pháp phòng chống cho nhân viên y tế

Để phòng chống bệnh do vi rút EV-D68, nhân viên y tế cần:

-  Nhận biết EV-D68 có thể là nguyên nhân gây bệnh về đường hô hấp cấp tính, đặc biệt trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này.

- Xem xét việc xét nghiệm tìm EV mẫu bệnh phẩm ở ca bệnh nặng không có triệu chứng hô hấp điển hình.  

- Báo cáo ngay các trường hợp và ổ dịch bệnh do vỉ rút EV-D68 cho Bộ Y tế bang hay Cơ quan y tế địa phương.

Giám sát

- Hiện tại, CDC chưa có hệ thống giám sát để thu thập thông tin riêng cho bệnh do EV-D68.

- Hiện chưa có số liệu cụ thể về tổng số ca mắc, ca tử vong của bệnh do vi rút EV-D68 tại Mỹ.

Xét nghiệm

- Nhiều bệnh viện có thể tiến hành xét nghiệm mẫu bệnh phẩm nhưng không có khả năng định loại tuýp vi rút. Cơ quan y tế bang hoặc CDC có thể tiếp cận để định loại tuýp mẫu bệnh phẩm.

- CDC đang hỗ trợ các Cơ quan y tế, các phòng xét nghiêm bang, quận  trong việc tăng cường năng lực xác định và điều tra ổ dịch; chẩn đoán và tiến hành các xét nghiệm định loại phân tử để tăng khẳ năng phát hiện và giám sát ca bệnh.

Văn phòng EOC Cục Y tế dự phòng

 
 

Admin

Tin tức liên quan

Tóm tắt kết quả hội thảo bên lề về phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nổi

Ngày 17/9/2014, tại Khách sạn Sheraton, Hà Nội, Bộ Y tế Việt Nam đã phối hợp với Ban thư ký ASEAN, Bộ Y tế các nước ASEAN và các tổ chức quốc tế, các cơ quan liên quan để tổ chức hội thảo về phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi.

Xem chi tiết Next

Bộ trưởng Bộ Y tế có bài phát biểu quan trọng tại Liên Hợp Quốc

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, GS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ về Dân số và Phát triển(ICPD) tại New-York, ngày 22 tháng 9, 2014 với sự tham dự của 193 quốc gia.

Xem chi tiết Next

Việt Nam cam kết đóng góp tích cực vào các hoạt động đảm bảo an ninh y tế toàn cầu

Trong bối cảnh các dịch bệnh mới nổi liên tục xảy ra trên thế giới và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, cuộc sống người dân của các quốc gia trên phạm vi toàn cầu như dịch SARS, cúm A(H5N1), gần đây nhất là đại dịch cúm A(H1N1), dịch MERS-CoV tại khu vực Trung Đông và dịch Ebola tại các nước khu vực Tây Phi cho thấy việc giải quyết các vấn đề dịch bệnh cần phải có sự phối hợp của các quốc gia, châu lục chứ không phải là việc riêng của một quốc gia.

Xem chi tiết Next
Thong ke