Khuyến cáo phòng bệnh cúm A(H7N9)
_
Xem chi tiếtThứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
14/10/2014 In bài viết
Trước diễn biến rất phức tạp của dịch bệnh do vi rút Ebola trong vòng ba tuần qua, Văn Phòng đáp ứng khẩn cấp (EOC) với dịch bệnh Ebola đã họp khẩn vào 15h00 ngày 13/10/2014. Cuộc họp với sự tham dự của các chuyên gia đại diện từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa kỳ (CDC), Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) và các chuyên gia, đại điện của các đơn vị trong ngành y tế.
Cuộc họp đã thông tin và nhận định về tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola vẫn tiếp tục tăng nhanh đặc biệt tại 03 quốc gia thuộc nhóm nước có dịch bệnh lan truyền rộng, mạnh là Guinea, Leberia, Sierra Leone (8.376 trường hợp mắc trong đó 4.024 tử vong). Thế giới cũng đã ghi nhận 02 nhân viên y tế nhiễm vi rút Ebola tại Tây Ban Nha (ngày 06/10/2014) và tại Mỹ (ngày 12/10/2014). Đây là những trường hợp nhiễm bệnh do vi rút Ebola đầu tiên ngoài khu vực đang lưu hành dịch bệnh.
Đại diện WHO/FAO, CDC và các thành viên EOC tham dự họp
Tại cuộc họp, đại diện CDC cho rằng chưa có bằng chứng khoa học để xác định việc thay đổi phương thức lây truyền từ người sang người cũng như từ người sang động vật theo đường không khí. CDC cho rằng việc nhân viên y tế tại Mỹ nhiễm vi rút Ebola khi chăm sóc bệnh nhân có thể là những sơ suất hoặc chưa tuân thủ đúng các biện pháp phòng hộ và đang tiếp tục nghiên cứu để xác định rõ nguyên nhân đối với trường hợp này.
Đối với Việt Nam, các chuyên gia nhận định việc dịch Ebola xâm nhập vào nước ta là có thể do người lao động, hành khách nhập cảnh Việt Nam từ các nước vùng dịch. WHO, CDC đã đánh giá cao Việt Nam đã có những ứng phó đúng lúc, kịp thời với tính hình dịch bệnh trên nhiều phương diện như truyền thông chính xác, chuẩn bị kế hoạch ứng phó, công tác xét nghiệm, giám sát, hậu cần…
Cuộc họp đã thống nhất ý kiến cần rà soát tất cả các quy trình, hướng đẫn liên quan đến dịch bệnh Ebola hiện có để bổ sung cập nhật theo thông tin của WHO, CDC; tiếp tục triển khai giám sát chặt chẽ tại các cửa khẩu và cộng đồng đối với hành khách đi từ 6 quốc gia (Công Gô, Guinea, Leberia, Sierra Leone, Nigeria, Senegal), chưa thực hiện khai báo y tế đối với hành khách đi từ Mỹ và Tây Ban Nha; Tăng cường đào tạo, tập huấn và thực hiện tốt các biện pháp phòng hộ cá nhân trong các cơ sở điều trị, dự phòng; Tiến hành thẩm định các phòng xét nghiệm hiện có, xây dựng quy trình, củng cố công tác lấy mẫu, xét nghiệm tiến tới thực hiện xét nghiệm xác định vi rút Ebola tại Việt Nam. Đại diện WHO cho rằng với sự hỗ trợ của WHO, Nhật Bản, Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện xét nghiệm xác định Ebola trong nước. Tiếp tục thực hiện công tác truyền thông đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, nhưng không làm nhân dân hoang mang trước tình hình dịch bệnh.
Văn phòng EOC, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế.
Admin
Ngày 30/9/2014, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) xác nhận các bệnh đầu tiên được xác định mắc bệnh Ebola tại Mỹ.
Xem chi tiếtHội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, lây lan nhanh qua đường hô hấp do vi rút Corona gây ra (gọi tắt là MERS – CoV)
Xem chi tiếtTrước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh do vi rút Ebola trên thế giới, nguy cơ lây lan dịch bệnh sang các nước, các khu vực rất phức tạp
Xem chi tiết