Chiều ngày 27/2/2017, đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn cùng Sở Y tế Hà Nội, đã trực tiếp đến Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội và Trạm y tế phường Đức Thắng, quận Nam Từ Liêm để đánh giá quá trình về triển khai phần mềm quản lý tiêm chủng
Chiều ngày 27/2/2017, đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn cùng Sở Y tế Hà Nội, đã trực tiếp đến Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội và Trạm y tế phường Đức Thắng, quận Nam Từ Liêm để đánh giá quá trình về triển khai phần mềm quản lý tiêm chủng tại đây.
GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế sử dụng phần mềm tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
Phần mềm quản lý tiêm chủng là ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tiêm chủng, nhằm thống kê, kiểm tra thông tin và rà soát đối tượng tiêm chủng, tránh để sót đối tượng, giúp đảm bảo quyền lợi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho người dân. Phần mềm sẽ quản lý từng đối tượng tiêm chủng qua mã số riêng (ID) để theo dõi lịch tiêm chủng suốt đời, bằng các thông tin về quá trình tiêm chủng, địa điểm, thời gian và cán bộ thực hiện công tác tiêm chủng. Thông tin trên sẽ giúp cán bộ tiêm các mũi tiếp theo nắm rõ tình hình của đối tượng tiêm cũng như thời gian, địa điểm đã tiêm dù người này di chuyển nơi ở. Do đó, đối với các nhà quản lý, phần mềm đóng vai trò quan trọng trong việc thống kê, kiểm tra và quản lý số liệu tiêm chủng. Đối với người dân, phần mềm giúp các gia đình theo dõi và nắm rõ quá trình tiêm của trẻ nhỏ, đối với mọi loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng hay tiêm chủng dịch vụ, giúp nhắc nhở phụ huynh nhớ lịch tiêm đúng và đầy đủ cho các bé.
Báo cáo với Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, đồng chí Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết: từ 1/1/2017, Thành phố Hà Nội đã triển khai phần mềm quản lý tiêm chủng tại 584 trạm y tế xã phường với 695 cơ sở y tế tiêm chủng của của thành phố. Đến nay đã có 328.000 đối tượng trẻ em được quản lý tiêm chủng bằng phần mềm. Theo dự kiến của Sở Y tế Hà Nội bắt đầu từ 1/6/2017 tới đây 100% các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn Thành phố sẽ triển khai phần mềm này, tiến tới 31/12/2017 thực hiện thống kê báo cáo hoàn toàn bằng phần mềm quản lý tiêm chủng quốc gia.
Tuy nhiên Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cũng cho biết thêm, việc triển khai phần mềm trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn do các cán bộ làm về công tác CNTT tại các cơ sở còn hạn chế; thiếu thiết bị máy tính theo quy trình. Bên cạnh đó phần mềm quản lý tiêm chủng quốc gia chưa kết nối được với các phần mềm đang quản lý các hoạt động khác của cơ sở tiêm chủng.
Đoàn công tác Bộ Y tế kiểm tra về triển khai phần mềm quản lý tiêm chủng tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội
Phát biểu tại buổi làm việc GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực của đơn vị trong thời gian qua. Thứ trưởng mong rằng thời gian tới đơn vị sẽ cố gắng phấn đấu phát huy những kết quả đã đạt được khắc phục hạn chế, để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người dân. Thứ trưởng để nghị trong thời gian tới đây đơn vị xây dựng phần mềm cần phát triển ứng dụng trên máy tính bảng, ứng dụng rộng rãi hơn trên các thiết bị di động tạo tiện ích cho người dân khi sử dụng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và khuyến khích người dân sử dụng; tạo tiện ích cho nhân viên y tế, cho người sử dụng phần mềm; tăng cường công tác đào tạo tới cán bộ nhân viên; đồng thời cần phải có tính bảo mật cao đảm bảo an toàn thông tin cho người sử dụng. Thứ trưởng đề nghị Sở Y tế cần triển khai nhanh tới tất cả các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn Thành phố.
Nhân ngày thầy thuốc Việt Nam Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, đã gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới toàn thể cán bộ, nhân viên, viên chức của Trung tâm Y tế những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chúc mừng các cán bộ nhân viên y tế Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội nhân ngày 27.2
Ban Biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng
Theo thông báo từ phòng xét nghiệm chuẩn thức của WHO tại Bắc Kinh, trong đợt dịch lần thứ 5 này, có 8/86 (9%) mẫu vi rút cúm A (H7N9) trên người có dấu hiệu chỉ điểm về gen (genetic markers) kháng neuraminidase; tuy nhiên WHO chưa có bằng chứng để khuyến cáo các thay đổi về quản lý lâm sàng đối với trường hợp nhiễm vi rút cúm A (H7N9) ở người.
Để xử lý tình huống khi phát hiện ca bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh theo đúng quy trình, các cơ sở y tế cần báo ngay cho Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố theo số điện thoại đường dây nóng: 0938.060869 để triển khai ngay các biện pháp phòng chống theo quy định của Bộ Y tế.
Trước diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng của tình hinh dịch cúm A(H7N9) tại Trung Quốc, ngày 21/02/2017 Bộ Y tế ban hành Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam, đây là căn cứ để các địa phương xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể tại từng địa phương và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đầu tư kinh phí để thực hiện. Dưới đây là toàn bộ Kế hoạch hành động: