Tin tức

Tin tức

​TP.Hồ Chí Minh công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin cúm gia cầm

04/03/2017 In bài viết


Để xử lý tình huống khi phát hiện ca bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh theo đúng quy trình, các cơ sở y tế cần báo ngay cho Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố theo số điện thoại đường dây nóng: 0938.060869 để triển khai ngay các biện pháp phòng chống theo quy định của Bộ Y tế.

Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh vừa có chỉ đạo về tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm xâm nhập từ biên giới vào Việt Nam.

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, tình hình dịch bệnh cúm A/(H7N9) tại Trung Quốc hiện đang diễn biến phức tạp. Đồng thời, Tổ chức Thú y quốc tế (OIE) cũng có thông báo, trong tháng 01/2017 đã xảy ra một số ổ dịch cúm A (H5N1) trên gia cầm tại tỉnh Sveyrieng (Campuchia) - là tỉnh có chung đường biên giới với nước ta.

Do đó, khả năng xâm nhập của dịch bệnh vào nước ta là rất cao, Bộ Y tế đã có công văn chỉ đạo về việc phòng chống dịch cúm gia cầm lây truyền từ gia cầm sang người để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh cúm gia cầm xâm nhập vào nước ta và lây truyền sang người.

Theo đó, Sở Y tế đề nghị các đơn vị chức năng y tế tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm trên địa bàn thành phố. Tại các cửa khẩu, Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế cần tổ chức giám sát chặt chẽ để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; triển khai các biện pháp truyền thông cho hành khách xuất, nhập cảnh đi/đến vùng có dịch về các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố, quận huyện phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y chia sẻ thông tin về tình hình dịch cúm trên gia cầm tại địa phương để chủ động triển khai các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm sang người và xử lý ổ dịch khi có dịch xảy ra.

Các bệnh viện công lập và ngoài công lập cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp, lưu ý đối với các trường hợp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm ốm, chết cần được lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Viện Pasteur TP.HCM để xét nghiệm và triển khai các biện pháp cách ly, điều trị, phòng chống dịch.

Đồng thời, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch, ngăn ngừa cúm gia cầm lây lan; vận động người dân hạn chế tiếp xúc với gia cầm ốm, chết và chất thải từ gia cầm; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường; không ăn thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; khuyến cáo người dân đi, đến vùng dịch bệnh cúm gia cầm chủ động theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm, điều trị kịp thời nhằm hạn chế các biến chứng, tử vong.

Phòng Y tế quận huyện yêu cầu các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tăng cường giám sát nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp, phối hợp triển khai các biện pháp xử lý, ngăn ngừa lây truyền sang người khi phát hiện ổ dịch.


Để xử lý tình huống khi phát hiện ca bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh theo đúng quy trình, các cơ sở y tế cần báo ngay cho Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố theo số điện thoại đường dây nóng: 0938.060869 để triển khai ngay các biện pháp phòng chống theo quy định của Bộ Y tế.
 

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
(Nguồn: 
http://infonet.vn/tphcm-cong-bo-duong-day-nong-tiep-nhan-thong-tin-cum-gia-cam-post222206.info)




 

Admin

Tin tức liên quan

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long kiểm tra công tác triển khai phần mềm quản lý tiêm chủng quốc gia

Chiều ngày 27/2/2017, đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn cùng Sở Y tế Hà Nội, đã trực tiếp đến Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội và Trạm y tế phường Đức Thắng, quận Nam Từ Liêm để đánh giá quá trình về triển khai phần mềm quản lý tiêm chủng

Xem chi tiết Next

Phát hiện một số thay đổi về độc lực của Vi rút cúm A(H7N9) đối với gia cầm

Theo thông báo từ phòng xét nghiệm chuẩn thức của WHO tại Bắc Kinh, trong đợt dịch lần thứ 5 này, có 8/86 (9%) mẫu vi rút cúm A (H7N9) trên người có dấu hiệu chỉ điểm về gen (genetic markers) kháng neuraminidase; tuy nhiên WHO chưa có bằng chứng để khuyến cáo các thay đổi về quản lý lâm sàng đối với trường hợp nhiễm vi rút cúm A (H7N9) ở người.

Xem chi tiết Next
Thong ke