​Phát hiện một số thay đổi về độc lực của Vi rút cúm A(H7N9) đối với gia cầm

26/02/2017 In bài viết

Theo thông báo từ phòng xét nghiệm chuẩn thức của WHO tại Bắc Kinh, trong đợt dịch lần thứ 5 này, có 8/86 (9%) mẫu vi rút cúm A (H7N9) trên người có dấu hiệu chỉ điểm về gen (genetic markers) kháng neuraminidase; tuy nhiên WHO chưa có bằng chứng để khuyến cáo các thay đổi về quản lý lâm sàng đối với trường hợp nhiễm vi rút cúm A (H7N9) ở người.

PHÁT HIỆN MỘT SỐ THAY ĐỔI VỀ ĐỘC LỰC CỦA VI RÚT CÚM A(H7N9)
ĐỐI VỚI GIA CẦM


Ngày 25/02/2017, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông tin chính thức về một số thay đổi độc lực của vi rút cúm A(H7N9) ở gia cầm, cụ thể như sau:

Ngày 18/2/2017, WHO đã được thông báo của Trung tâm Phòng chống bệnh tật Trung Quốc về kết quả giải trình tự gien của vi rút được phân lập từ 2 bệnh nhân cúm A(H7N9) tại Quảng Đông, đã phát hiện một số thay đổi của vi rút cúm A (H7N9) cho thấy vi rút đã thay đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm. 

Trước đó, ngày 17/2/2017, theo thông báo của Trung tâm Phòng chống bệnh tật Đài Loan (Trung Quốc) về kết quả giải trình tự gien của vi rút được phân lập từ 01 bệnh nhân cúm A(H7N9) tại Đài Loan (Trung Quốc) cũng phát hiện sự thay đổi của vi rút cúm A (H7N9) từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm.

Sự liên tục thay đổi như là một đặc điểm tự nhiên của vi rút cúm do quá trình tái tổ hợp, do đó quan trọng là phải tiếp tục cảnh giác với sự thích ứng của vi rút cúm gia cầm ở người và các loài động vật có vú khác. Hiện nay, chưa có bằng chứng về sự thay đổi của vi rút cúm A(H7N9) làm lây truyền dễ dàng từ người sang người. 

Theo thông báo từ phòng xét nghiệm chuẩn thức của WHO tại Bắc Kinh, trong đợt dịch lần thứ 5 này, có 8/86 (9%) mẫu vi rút cúm A (H7N9) trên người có dấu hiệu chỉ điểm về gen (genetic markers) kháng neuraminidase; tuy nhiên WHO chưa có bằng chứng để khuyến cáo các thay đổi về quản lý lâm sàng đối với trường hợp nhiễm vi rút cúm A (H7N9) ở người.

Từ tháng 10/2016 đến 22/2/2017 tại Trung Quốc đã ghi nhận 425 trường hợp cúm A(H7N9) ở người. Cho đến nay, tổng cộng 1.223 trường hợp được chẩn đoán nhiễm vi rút cúm A(H7N9) đã báo cáo đến WHO từ tháng 3 năm 2013 trong đó từ tháng 10/2016 đến nay là 425, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2016. 

Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút cúm A (H7N9) sang người, xâm nhập vào nước ta, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) - Cục Y tế dự phòng.

Admin

Tin tức liên quan

Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam

Trước diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng của tình hinh dịch cúm A(H7N9) tại Trung Quốc, ngày 21/02/2017 Bộ Y tế ban hành Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam, đây là căn cứ để các địa phương xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể tại từng địa phương và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đầu tư kinh phí để thực hiện. Dưới đây là toàn bộ Kế hoạch hành động:

Xem chi tiết Next

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long kiểm tra công tác triển khai phần mềm quản lý tiêm chủng quốc gia

Chiều ngày 27/2/2017, đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn cùng Sở Y tế Hà Nội, đã trực tiếp đến Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội và Trạm y tế phường Đức Thắng, quận Nam Từ Liêm để đánh giá quá trình về triển khai phần mềm quản lý tiêm chủng

Xem chi tiết Next

Bộ Y tế đẩy mạnh các hoạt động chủ động ngăn ngừa dịch cúm gia cầm xâm nhập và lây truyền sang người

Tại Việt Nam, từ năm 2013 đến nay, ngành y tế đã chủ động triển khai tích cực việc giám sát thông qua giám sát thường xuyên và giám sát trọng điểm cúm quốc gia song chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A(H7N9), cúm A(H5N6) trên gia cầm và trên người, khống chế thành công cúm A(H5N1), trong 2 năm qua không ghi nhận trường hợp mắc mới ở người.

Xem chi tiết Next

TP.Hồ Chí Minh công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin cúm gia cầm


Để xử lý tình huống khi phát hiện ca bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh theo đúng quy trình, các cơ sở y tế cần báo ngay cho Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố theo số điện thoại đường dây nóng: 0938.060869 để triển khai ngay các biện pháp phòng chống theo quy định của Bộ Y tế.

Xem chi tiết Next
Thong ke