Bản tin COVID-19 ngày 24/9/2021
24/09/2021 In bài viết
Thế giới ghi nhận hơn 231,4 triệu người mắc Covid-19, trong đó có hơn 4,7 triệu ca tử vong và hơn 208,1 triệu bệnh nhân bình phục. Tại Hàn Quốc, ngày 24/9 ghi nhận số ca mắc mới trong một ngày đã lên tới 2.434 ca, cao nhất từ khi có dịch, cao hơn số mắc 2.221 ca ngày 10/8. Trong đó, thủ đô Seoul và tỉnh Gyeonggi chiếm 72,3% ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trên toàn quốc lên gần 300.000 ca. Dự kiến tuần tới, chính phủ sẽ công bố kế hoạch tiêm chủng cho trẻ vị thành niên từ 12-17 tuổi và phụ nữ mang thai từ tháng 10 đến tháng 12 năm nay. Những người đã hoàn thành tiêm chủng sẽ được miễn trừ việc tự cách ly khi tiếp xúc F0, nếu họ không bộc lộ triệu chứng bệnh.
Theo thông tin không chính thức, báo Newsweek đưa tin, chủng R.1 hiện đã được phát hiện ở 35 quốc gia và 2 vùng lãnh thổ của Mỹ. Trước đó, truyền thông Mỹ cho hay, biến chủng này đã xuất hiện tại 47 bang của Mỹ. Lần đầu bị phát hiện ở Nhật Bản, R1 có chứa đột biến có thể giúp nó vượt qua rào cản kháng thể có ở những người đã tiêm chủng đầy đủ. R.1 đã gây ra một "ổ dịch" 45 người ở một nhà dưỡng lão tại bang Kentucky, Mỹ với phần lớn số ca bệnh là người đã tiêm vắc xin trước đó. Tính đến ngày 22/9, có 10.567 ca bệnh liên quan tới R.1 bị phát hiện trên khắp thế giới, trong đó Mỹ và Nhật Bản là 2 nước ghi nhận nhiều ca bệnh liên quan tới chủng R.1 nhất, lần lượt là 2.259 và 7.519. Con số hơn 10.000 ca là rất nhỏ nếu so sánh với số ca bệnh gây ra bởi các chủng khác, ví dụ như Delta, chủng SARS-CoV-2 đang chiếm thế áp đảo toàn cầu hiện tại, tuy nhiên các chuyên gia vẫn cảnh báo R.1 nên được giám sát chặt chẽ.
Ghi nhận tổng số 736.972 ca mắc, trong đó 734.062 ca ghi nhận trong nước. Đến nay đã có 505.859 người khỏi bệnh và 18.220 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 734.120 ca, trong đó có 732.492 ca trong nước (99,8%), 503.042 người đã khỏi bệnh (69%), 18.185 tử vong (tại 43 tỉnh, thành phố). Đợt dịch thứ 4 có 62/63 tỉnh ghi nhận trường hợp mắc.
- Từ 17h00 ngày 23/9 đến 17h00 ngày 24/9/2021, ghi nhận 8.537 ca mắc mới, trong đó 8.530 ca ghi nhận trong nước (giảm 935 ca so với ngày trước đó) tại 34 tỉnh thành phố.
+ Các tỉnh ghi nhận ca bệnh trong ngày: Hồ Chí Minh (3.786), Bình Dương (2.978), Đồng Nai (803), Kiên Giang (203), Long An (194), Tiền Giang (112), An Giang (90), Cần Thơ (58), Tây Ninh (53), Đồng Tháp (40), Đắk Lắk (33), Bình Thuận (24), Khánh Hòa (19), Bình Định (18), Ninh Thuận (16), Hà Nam (15), Bà Rịa - Vũng Tàu (13), Vĩnh Long (11), Quảng Bình (9), Phú Yên (9), Quảng Ngãi (7), Hà Nội (5), Cà Mau (5), Đắk Nông (4), Đà Nẵng (4), Thừa Thiên Huế (4), Quảng Trị (4), Hậu Giang (4), Bến Tre (3), Bình Phước (2), Trà Vinh (1), Nghệ An (1), Thanh Hóa (1), Bạc Liêu (1).
+ Có 7 ca nhập cảnh ghi nhận tại Tây Ninh (4), Quảng Bình (2), Quảng Nam (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca mắc trong ngày giảm nhiều so với ngày trước: TP. Hồ Chí Minh (giảm 1.266 ca), Tây Ninh (giảm 33 ca), Đắk Nông (giảm 29 ca).
- Các địa phương ghi nhận số ca mắc trong ngày tăng so với ngày trước: Bình Dương (tăng 2.978 ca), Tiền Giang (tăng 45 ca), Đồng Nai (tăng 43 ca).
- Các địa phương ghi nhận số mắc tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh: 362.493 ca, Bình Dương: 193.235 ca, Đồng Nai: 43.925 ca, Long An: 31.425 ca, Tiền Giang: 13.643 ca.
- Có 16/62 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước và 5/62 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua.
Công tác xét nghiệm: Tính đến ngày 23/9/2021, cả nước đã thực hiện xét nghiệm được 23.297.048 mẫu cho 54.254.006 lượt người được xét nghiệm, trong đó từ 29/4/2021 – nay đã thực hiện xét nghiệm được 17.615.727 mẫu tương đương 50.727.067 lượt người, tăng 176.138 mẫu so với ngày trước đó. Về việc gộp mẫu bệnh phẩm, từ ngày 16/8/2020 đến nay cả nước đã thực hiện 4.771.346 mẫu gộp cho 33.768.536 lượt người.
Công tác tiêm chủng: Đến ngày 23/9/2021, Bộ Y tế đã phân bổ 46 đợt vắc xin với tổng số 51.207.266 liều. Đến nay, cả nước tiêm được 36.868.169 liều, tăng 628.716 liều so với ngày trước đó; có 22.341.501 người tiêm 1 liều vắc xin và 7.263.334 người tiêm đủ 2 liều vắc xin. Tỷ lệ tiêm ít nhất 01 liều vắc xin là 41,1% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều vắc xin là 10,1% (so với dân số tử 18 tuổi trở lên, ước tính khoảng 72 triệu người). Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vắc xin cho dân số từ 18 tuổi trở lên của khu vực miền Bắc là 34,7%, miền Trung là 31,0%, Tây Nguyên là 10,0% và miền Nam là 52,9%. Các địa phương có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 mũi vắc xin cho trên 90% dân số từ 18 tuổi trở lên là: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Long An. Các địa phương có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 mũi vắc xin cho từ 70-80% dân số từ 18 tuổi trở lên là Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Ninh. Các địa phương có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 mũi vắc xin dưới 10% dân số từ 18 tuổi trở lên là Hòa Bình, Gia Lai, Đắk Lắk.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19:
- Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện số 1099/CĐ-TTg ngày 22/8/2021, số 1102/CĐ-TTg ngày 23/8/2021. Thực hiện nghiêm các quy định về cách ly, xét nghiệm, điều trị; bảo đảm nơi nào thực hiện cách ly phải cách ly nghiêm ngặt, xét nghiệm phải nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch bệnh và tổ chức phân loại người bệnh, chăm sóc, điều trị ngay tại cơ sở để người dân tiếp cận dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất.
+ TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An tiếp tục tăng tốc thực hiện xét nghiệm diện rộng, theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công điện số 1409/CĐ-BYT ngày 15/9/2021. TP. Hồ Chí Minh khẩn trương đánh giá tình hình để đề xuất hỗ trợ lực lượng, phối hợp với các bộ ngành, địa phương lân cận thực hiện triển khai nhanh tiến độ xét nghiệm diện rộng; phấn đấu thực hiện mục tiêu kiểm soát dịch bệnh trước ngày 30/9/2021.
+ Các tỉnh không thực hiện giãn cách cần chủ động các biện pháp phòng ngừa dịch xâm nhập (quản lý người trở về từ vùng dịch); khi phát sinh các ổ dịch mới cần nhanh chóng triển khai việc truy vết nhanh, khoanh vùng hiệu quả, cách ly kịp thời, phân loại để chăm sóc, điều trị phù hợp.
- Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo triển khai hiệu quả Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Xây dựng hướng dẫn tiêm vắc xin cho trẻ em (từ 12-17 tuổi).
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để “Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm”, hưởng ứng với các biện pháp phòng, chống dịch tại địa phương; xây dựng các thông tin, thông điệp truyền thông đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng tại cộng đồng.
Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng