​Hội thảo phối hợp đào tạo dịch tễ học thực địa Việt Nam

06/04/2017 In bài viết

Trong khuôn khổ hoạt động của Dự án Chương trình An ninh Y tế toàn cầu (GSHA) do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (USCDC) tài trợ, Cục Y tế dự phòng phối hợp với Mạng lưới SAFETYNET tổ chức hội thảo phối hợp đào tạo dịch tễ học thực địa (FETP) và họp ban liên lạc cựu học viên FETP Việt Nam .

Trong khuôn khổ hoạt động của Dự án Chương trình An ninh Y tế toàn cầu (GSHA) do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (USCDC) tài trợ, Cục Y tế dự phòng phối hợp với Mạng lưới SAFETYNET tổ chức hội thảo phối hợp đào tạo dịch tễ học thực địa (FETP) và họp ban liên lạc cựu học viên FETP Việt Nam .

Hội thảo diễn ra trong hai ngày 30-31/3/2017 tại Khách sạn Vissai Sài Gòn với sự tham gia của các đại biểu là lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, lãnh đạo các Viện khu vực, Ban quản lý chương trình FETP và đại diện các tổ chức quốc tế như US CDC, WHO và  SAFETYNET, Hội nghị cũng được đón bà Mary Tarnowka, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh đến tham dự chào mừng.

Hội thảo có mục tiêu rà soát, bổ sung để hoàn thiện các yêu cầu về năng lực và đầu ra cần đạt được của học viên FETP dài hạn; vai trò, trách nhiệm và yêu cầu hỗ trợ của các đơn vị tham gia đào tạo FETP, việc quản lý học viên FETP dài hạn đến thực địa tại đơn vị để phù hợp tình hình hiện nay và phù hợp với kế hoạch đào tạo 5 năm giai đoạn 2016-2020 đã được Bộ Y tế phê duyệt; đề xuất phối hợp chung giữa các đơn vị trong các thỏa thuận hợp tác (CoAg) về đào tạo FETP trong khuôn khổ Dự án Chương trình An ninh Y tế toàn cầu giai đoạn 2018-2020.

Trong hai ngày hội thảo, các đại biểu đã đánh giá cao kết quả của Chương trình trong 5 năm, giai đoạn 2011-2015 và những đóng góp của Chương trình cho công tác phòng chống dịch tại các tuyến. Các đại biểu cũng đã thảo luận về những khó khăn, thách thức và các bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai đào tạo dịch tễ học thực địa, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo trong thời gian tới. Một số khó khăn được đề cập trong chương trình đào tạo như vấn đề phối hợp trong quản lý và đào tạo học viên tại thực địa, vai trò hỗ trợ của giám sát viên, chất lượng báo cáo thực địa và các vấn đề quản lý chương trình đã được các đại biểu thẳng thắn chia sẻ và thảo luận. Các giải pháp cụ thể cũng được đề xuất như củng cố và kiện toàn ban điều hành chương trình FETP, hình thành các đầu mối chương trình FETP tại các Viện khu vực, nâng cao vai trò của các viện thuộc hệ y tế dự phòng trong công tác đào tạo học viên; tạo điều kiện tối đa để học viên được học tập thông qua thực hành tại thực địa, đưa học viên vào đội đáp ứng nhanh (RRT) và Văn phòng Đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh (EOC) để tăng cường cơ hội tham gia các hoạt động đáp ứng dịch; tăng cường sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia trong nước và quốc tế cho học viên; tạo điều kiện để giám sát viên, hướng dẫn viên và học viên tham gia các hội thảo, hội nghị, tập huấn trong nước và quốc tế để trau dồi kiến thức, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực đào tạo dịch tễ học thực địa.

Kết luận tại Hội thảo, PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh tầm quan trọng của đào tạo dịch tễ học thực địa và khẳng định vai trò tích cực của học viên FETP sau khi tốt nghiệp đóng góp cho công tác y tế dự phòng. Việc duy trì chất lượng đào tạo chương trình 2 năm theo chuẩn quốc tế là rất cần thiết. Trong thời gian tới, Cục Y tế dự phòng sẽ tiếp tục trao đổi thống nhất với các Viện khu vực để đảm bảo chương trình triển khai theo đúng Kế hoạch đào tạo dich tễ học thực địa giai đoạn 2016-2020 đã được Bộ y tế phê duyệt. Để đảm bảo tính bền vững của chương trình, Cục y tế dự phòng sẽ làm việc với Vụ Kế hoạch tài chính để bố trí một phần kinh phí cho Chương trình, song song với việc duy trì sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

 
Chương trình Đào tạo dịch tễ học thực địa Việt Nam - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế


 

Admin

Tin tức liên quan

KHÓA TẬP HUẤN ĐIỀU TRA DỊCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO DỊCH TỄ HỌC THỰC ĐỊA DÀI HẠN

Từ ngày 15 - 19 tháng 5 năm 2017 tại thành phố Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình đào tạo dịch tễ học thực địa (FETP) dài hạn, Ban quản lý chương trình FETP phối hợp cùng Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (USCDC) và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam (WHO) đã tổ chức khóa tập huấn Viết báo cáo khoa học cho các học viên khóa 7 và một số ứng cử viên cho khóa 8 của Chương trình FETP.

Xem chi tiết Next

Kết quả hoạt động Chương trình FETP dài hạn giai đoạn 2011-2015

Chương trình học lý thuyết được thiết kế theo hình thức mô-đun như khung chương trình đã được xây dựng, với 8-9 mô đun về lý thuyết sẽ được tổ chức cho một khóa học trong 2 năm xen kẽ với các đợt thực địa. Các mô đun quan trọng và cần thiết bao gồm: giới thiệu khóa học, điều tra vụ dịch, giám sát y tế công cộng, thống kê sinh học, thiết kế nghiên cứu dịch tễ, đáp ứng tình huống khẩn cấp, viết báo cáo khoa học và trình bày báo cáo và quản lý, ngoài ra còn có các mô đun mở rộng và tham gia các khóa học ở nước ngoài về điều tra dịch chung, thiết kế nghiên cứu lâm sàng, đánh giá nguy cơ... Trong các mô đun lý thuyết ngoài các học viên FETP dài hạn còn có sự tham gia của các học viên từ các đơn vị trong và ngoài hệ thống y tế, các ngành liên quan khác để có tăng cường giao lưu, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tạo nguồn cho các khóa tiếp theo. Tham gia giảng dạy và hướng dẫn là các chuyên gia quốc tế và trong nước có chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực trên.

Xem chi tiết Next

KHÓA TẬP HUẤN VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO DỊCH TỄ HỌC THỰC ĐỊA DÀI HẠN

Từ ngày 15 - 19 tháng 5 năm 2017 tại thành phố Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình đào tạo dịch tễ học thực địa (FETP) dài hạn, Ban quản lý chương trình FETP phối hợp cùng Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (USCDC) và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam (WHO) đã tổ chức khóa tập huấn Viết báo cáo khoa học cho các học viên khóa 7 và một số ứng cử viên cho khóa 8 của Chương trình FETP.

Xem chi tiết Next

Hỏi đáp về bệnh và vắc xin tiêm phòng bệnh Viêm Gan B

Viêm gan B là một bệnh gây viêm và hoại tử tế bào gan cấp tính hay mạn tính do vi rút viêm gan B. Trên thế giới ước tính có khoảng hơn 2 tỷ người (30% dân số) bị nhiễm vi rút viêm gan B và hơn 400 triệu người bị bệnh gan mạn tính. Hàng năm, ít nhất có khoảng 1 triệu người trên thế giới tử vong do xơ gan và ung thư gan.

Xem chi tiết Next
Thong ke