Chương trình học lý thuyết được thiết kế theo hình thức mô-đun như khung chương trình đã được xây dựng, với 8-9 mô đun về lý thuyết sẽ được tổ chức cho một khóa học trong 2 năm xen kẽ với các đợt thực địa. Các mô đun quan trọng và cần thiết bao gồm: giới thiệu khóa học, điều tra vụ dịch, giám sát y tế công cộng, thống kê sinh học, thiết kế nghiên cứu dịch tễ, đáp ứng tình huống khẩn cấp, viết báo cáo khoa học và trình bày báo cáo và quản lý, ngoài ra còn có các mô đun mở rộng và tham gia các khóa học ở nước ngoài về điều tra dịch chung, thiết kế nghiên cứu lâm sàng, đánh giá nguy cơ... Trong các mô đun lý thuyết ngoài các học viên FETP dài hạn còn có sự tham gia của các học viên từ các đơn vị trong và ngoài hệ thống y tế, các ngành liên quan khác để có tăng cường giao lưu, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tạo nguồn cho các khóa tiếp theo. Tham gia giảng dạy và hướng dẫn là các chuyên gia quốc tế và trong nước có chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực trên.
Đào tạo FETP dài hạn theo mô hình quốc tế
- Tiếp tục xây dựng và cải tiến khung chương trình giảng dạy FETP dài hạn để đáp ứng năng lực cốt lõi về FETP và phù hợp thực tế trong quá trình triển khai đào tạo FETP dài hạn tại Việt Nam.
- Triển khai các khóa đào tạo FETP dài hạn:
+ Khóa 1 được tiến hành từ tháng 8/2009 đến tháng 7/2015 đã có 6 khóa học FETP dài hạn được triển khai thực hiện với 35 học viên, trong đó 14 học viên đã tốt nghiệp. Giai đoạn 2011-2015 có 4 khóa học với 24 học viên. Các học viên đa số làm việc cho các cơ quan y tế của nhà nước, hiện đang đảm trách các nhiệm vụ tương đối quan trọng và có những đóng góp đáng kể cho hoạt động phòng chống dịch bệnh của đơn vị.
Chương trình học lý thuyết được thiết kế theo hình thức mô-đun như khung chương trình đã được xây dựng, với 8-9 mô đun về lý thuyết sẽ được tổ chức cho một khóa học trong 2 năm xen kẽ với các đợt thực địa. Các mô đun quan trọng và cần thiết bao gồm: giới thiệu khóa học, điều tra vụ dịch, giám sát y tế công cộng, thống kê sinh học, thiết kế nghiên cứu dịch tễ, đáp ứng tình huống khẩn cấp, viết báo cáo khoa học và trình bày báo cáo và quản lý, ngoài ra còn có các mô đun mở rộng và tham gia các khóa học ở nước ngoài về điều tra dịch chung, thiết kế nghiên cứu lâm sàng, đánh giá nguy cơ... Trong các mô đun lý thuyết ngoài các học viên FETP dài hạn còn có sự tham gia của các học viên từ các đơn vị trong và ngoài hệ thống y tế, các ngành liên quan khác để có tăng cường giao lưu, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tạo nguồn cho các khóa tiếp theo. Tham gia giảng dạy và hướng dẫn là các chuyên gia quốc tế và trong nước có chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực trên.
Các đợt thực địa đã được tiến hành tại các viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur và tại các địa phương để tiến hành các nhiệm vụ thực địa như điều tra dịch, giám sát dịch bệnh, nghiên cứa thực đia, phân tích số liệu giám sát dưới sự hướng dẫn của các giám sát viên thực địa và giảng viên. Mỗi học viên có một giám sát viên thực địa hướng dẫn triển khai các hoạt động điều tra dịch, nghiên cứu thực địa hoặc các can thiệp tại các Viện hoặc tại cộng đồng. Các học viên dưới sự hướng dẫn của các giám sát viên sẽ ứng dụng các kiến thức về dịch tễ vào các hoạt động phòng chống dịch xảy ra hàng ngày tại các cơ sở thực địa.
Trong giai đoạn đã có 3 học viên tham gia vào hoạt động giám sát dựa trên sự kiện tại Văn phòng WHO khu vực ở Philippine, 1 học viên tham gia vào đội phòng chống dịch Ebola tại châu Phi.
Các học viên, học viên FETP tốt nghiệp và cán bộ FETP đã gửi 98 bài báo cáo tóm tắt tới các Hội nghị khoa học quốc tế toàn cầu và khu vực, trong đó 53 báo cáo được trình bày tại các hội nghị (trực tiếp hoặc poster).
Năm 2011, các học viên và cán bộ FETP đã gửi 14 tóm tắt báo cáo tới Hội nghị TEPHINET Liên khu vực lần thứ 6 tại Indonesia và được chấp nhận 9 báo cáo.
Năm 2012, các học viên, học viên tốt nghiệp và cán bộ FETP đã gửi 24 tóm tắt báo cáo tới Hội nghị TEPHINET Toàn cầu lần thứ 7 tại Jordan và được chấp thuận 9 báo cáo.
Năm 2013, các học viên, học viên đã tốt nghiệp, cán bộ FETP và y tế dự phòng đã gửi 56 tóm tắt báo cáo tới Hội nghị TEPHINET Liên khu vực lần thứ 7 tại Việt Nam và được chấp thuận 30 báo cáo, đứng thứ hai sau Indonesia.
Năm 2015, các học viên, học viên tốt nghiệp và cán bộ FETP đã gửi 7 tóm tắt báo cáo tới Hội nghị TEPHINET Toàn cầu lần thứ 8 tại Mexico và được chấp thuận 5 báo cáo.
Tiếp nối kết quả từ các hoạt động trong giai đoạn 2007-2010, trong giai đoạn 2011-2015 một số hoạt động chi tiết đã được thực hiện trong giai đoạn vừa qua để dần hoàn thiện chương trình đào tạo và được điều chỉnh một cách linh hoạt để Chương trình hoạt động có hiệu quả hơn và trên cơ sở thống nhất giữa Bộ Y tế và các đối tác và mạng lưới toàn càu và khu vực.
Đào tạo Bác sỹ chuyên khoa I dịch tễ học thực địa
Chương trình đào tạo bác sỹ chuyên khoa 1 dịch tễ học thực địa đã được triển khai đào tạo tại trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Dược TP.HCM với thời gian 2 năm cho các đối tượng là bác sỹ y khoa, bác sỹ y học dự phòng. Chương trình được chia làm 2 phần: 6 tháng học tập trung tại trường đại học,18 tháng thực tập tại thực địa.
Trong giai đoạn đã có 35 học viên tốt nghiệp (Đại học Y Hà Nội: 19, Đại học Y Dược TP. HCM: 16).
Đào tạo Thạc sĩ y học dự phòng (định hướng dịch tễ)
Chương trình đào tạo Thạc sĩ y học dự phòng cũng được triển khai tại trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Dược TP.HCM. Chương trình được được đào tạo theo định hướng về dịch tễ học cho các đối tượng là bác sỹ y khoa, bác sỹ y học dự phòng có nhu cầu cấp bằng thạc sĩ.
Trong giai đoạn đã có 16 học viên tốt nghiệp (Đại học Y Hà Nội: 15, Đại học Y Dược TP. HCM.
Ban biên tập Trang thông tin điện tử, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Admin