Tin tức

Tin tức

​Khai giảng và hội thảo định hướng đào tạo dịch tễ học thực địa khóa 8

08/06/2017 In bài viết

Trong hai ngày 06 và 07 tháng 6, năm 2017, Ban quản lý chương trình Đào tạo dịch tễ học Việt Nam (FETP) đã tổ chức khai giảng và hội thảo định hướng cho các học viên và giám sát viên khóa 8. Năm nay Chương trình FETP đã tuyển chọn được 7 học viên đào tạo hình thức dài hạn không tập trung đến từ các Viện khu vực, Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, các bệnh viện tuyến trung ương, Trường Đại học Y và Cục Quân y.

Trong hai ngày 06 và 07 tháng 6, năm 2017, Ban quản lý chương trình Đào tạo dịch tễ học Việt Nam (FETP) đã tổ chức khai giảng và hội thảo định hướng cho các học viên và giám sát viên khóa 8. Năm nay Chương trình FETP đã tuyển chọn được 7 học viên đào tạo hình thức dài hạn không tập trung đến từ các Viện khu vực, Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, các bệnh viện tuyến trung ương, Trường Đại học Y và Cục Quân y. 
 
Phát biểu trong lễ khai giảng, PGS.TS. Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Trưởng ban quản lý chương trình FETP đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đào tạo dịch tễ học thực địa trong bối cảnh thay đổi về cơ cấu tổ chức của hệ thống y tế dự phòng (thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh và Trung tâm y tế hai chức năng ở tuyến huyện). Đào tạo dịch tễ học thực địa với triết lý học dựa trên thực hành là mô hình rất phù hợp để đào tạo các cán bộ y tế dự phòng có năng lực, có khả năng triển khai các hoạt động điều tra, đáp ứng phòng chống dịch bệnh trên thực địa.

Sau lễ khai giảng là Hội thảo định hướng dành cho các học viên và giám sát viên của khóa 8 Chương trình FETP. Học viên và giám sát viên đã cùng thảo luận, xây dựng kế hoạch đào tạo cá nhân cho từng học viên với sự hỗ trợ của Văn phòng FETP và các chuyên gia của chương trình. Các bài tập thực địa của học viên FETP được xác định không chỉ với mục tiêu hoàn thành đầu ra của chương trình mà còn có ý nghĩa thiết thực đối với cơ quan, tổ chức nơi học viên đang làm việc. Với kế hoạch này, học viên và giám sát viên đều nắm được các hoạt động học tập của học viên trong thời gian 2 năm sắp tới, từ đó có sự chuẩn bị tốt hơn, chủ động hơn để hoàn thành chương trình đào tạo dịch tễ học thực địa.    

Ban quản lý Chương trình Đào tạo dịch tễ học thực địa Việt Nam

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế




 

Admin

Tin tức liên quan

Hội nghị cộng đồng trách nhiệm, chủ động phòng chống sốt xuất huyết Dengue khu vực Tây Nguyên 2017

Ngày 15 tháng 9 năm 2017, tại Đăk Lăk, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên đã tổ chức ”Hội nghị cộng đồng trách nhiệm, chủ động phòng chống sốt xuất huyết Dengue khu vực Tây Nguyên 2017” nhằm nâng cao trách nhiệm Cộng đồng và đưa ra các giải pháp để chủ động phòng chống dịch Sốt xuất huyết Dengue khu vực Tây Nguyên những tháng cuối năm trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp trong cả nước.

Xem chi tiết Next

Lễ mít tinh hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bệnh dại 2017 - Vì mục tiêu “Không còn người chết vì bệnh dại từ năm 2030”

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người. Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin phòng dại. Các trường hợp tử vong do bệnh dại do không đi tiêm phòng vắc xin và gặp chủ yếu ở vùng nông thôn nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vắc xin cho đàn chó và còn thiếu hiểu biết về phòng, chống bệnh dại. Người nhiễm vi rút dại khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là gần như 100%, mặc dù vậy bệnh dại hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu người bị động vật nghi dại cắn được tiêm phòng vắc xin đúng và đầy đủ. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh dại trên người, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người bị động vật cắn cần được tiêm vắc xin điều trị dự phòng bệnh dại.

Xem chi tiết Next

Nỗ lực của ngành y tế là yếu tố tiên quyết

Đến thời điểm hiện tại, dịch sốt xuất huyết (SXH) đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Số ca mắc mới chỉ còn rất ít. Để có được kết quả đó, ngoài sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ý thức tham gia phòng, chống dịch của mọi người dân thì nỗ lực của ngành y tế chính là những yếu tố tiên quyết trong việc giảm số ca mắc bệnh, không để phát sinh thêm số ca tử vong.

Xem chi tiết Next
Thong ke