​Hội nghị cộng đồng trách nhiệm, chủ động phòng chống sốt xuất huyết Dengue khu vực Tây Nguyên 2017

20/09/2017 In bài viết

Ngày 15 tháng 9 năm 2017, tại Đăk Lăk, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên đã tổ chức ”Hội nghị cộng đồng trách nhiệm, chủ động phòng chống sốt xuất huyết Dengue khu vực Tây Nguyên 2017” nhằm nâng cao trách nhiệm Cộng đồng và đưa ra các giải pháp để chủ động phòng chống dịch Sốt xuất huyết Dengue khu vực Tây Nguyên những tháng cuối năm trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp trong cả nước.

Ngày 15 tháng 9 năm 2017, tại Đăk Lăk, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên đã tổ chức ”Hội nghị cộng đồng trách nhiệm, chủ động phòng chống sốt xuất huyết Dengue khu vực Tây Nguyên 2017” nhằm nâng cao trách nhiệm của cộng đồng và đưa ra các giải pháp để chủ động phòng chống dịch Sốt xuất huyết Dengue khu vực Tây Nguyên những tháng cuối năm trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp trong cả nước.


TS.Bs.Phạm Thọ Dược, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên phát biểu khai mạc hội nghị

Hội nghị do BS. Nay Nguyên, Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh Đăk Lăk; ThS. Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục YTDP và TS. Phạm Thọ Dược, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên chủ trì. 

Tham dự Hội nghị có TS. Viên Quang Mai, Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang; Đại diện Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn; Lãnh đạo Sở Y tế, Lãnh đạo và cán bộ chuyên trách của trung tâm y tế dự phòng, trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, trung tâm y tế các huyện trọng điểm về sốt xuất huyết của các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai và Kon Tum cùng đại diện các khoa/phòng thuộc Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên.

Toàn cảnh hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo về cập nhật tình hình sốt xuất huyết Dengue tại khu vực Tây Nguyên và của 4 tỉnh trong khu vực. Số mắc sốt xuất huyết của khu vực trong 8 tháng đầu năm ghi nhận 3.918 ca, không có trường hợp tử vong. So với số mắc cùng kỳ năm 2016, số ca mắc sốt xuất huyết của khu vực Tây Nguyên giảm 80%.  Cũng tại Hội nghị, đại biểu các tỉnh đã chia sẻ thuận lợi và khó khăn trong công tác phòng chống sốt xuất huyết.

ThS. Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đề nghị: mặc dù hiện nay số mắc sốt xuất huyết của khu vực thấp hơn so với số mắc sốt xuất huyết trong các năm nhưng dự báo tình hình sốt xuất huyết sẽ còn gia tăng trong các tháng cuối năm, đề nghị 4 tỉnh cần tiếp tục chủ động tăng cường giám sát, phòng chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, bạch hầu, dại, các bệnh đã có vắc xin phòng trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Đề nghị Sở Y tế các tỉnh chủ động đề xuất tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch kinh phí, biện pháp kỹ thuật phòng chống sốt xuất huyết. Về kinh phí phòng chống sốt xuất huyết: Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch phân bổ về địa phương tuy nhiên tiến độ cấp về các địa phương sẽ chậm và số lượng kinh phí sẽ bị giảm so với các năm trước.

Kết thúc hội nghị, TS. Phạm Thọ Dược, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên đã đánh giá cao vai trò trách nhiệm của chính quyền các địa phương đã sát sao với y tế trong công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Ông cũng ghi nhận các ý kiến chỉ đạo của Cục Y tế dự phòng và đề nghị y tế các tỉnh không được chủ quan, lơ là với dịch bệnh sốt xuất huyết. Viện sẽ phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chia sẻ thông tin tình hình dịch bệnh hàng tuần của các tỉnh lân cận với các tỉnh trong khu vực.

Khoa Dịch tễ, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên

 

Ban biên tập Trang thông tiin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
(Nguồn: Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên)



 

Admin

Tin tức liên quan

Khai giảng và hội thảo định hướng đào tạo dịch tễ học thực địa khóa 8

Trong hai ngày 06 và 07 tháng 6, năm 2017, Ban quản lý chương trình Đào tạo dịch tễ học Việt Nam (FETP) đã tổ chức khai giảng và hội thảo định hướng cho các học viên và giám sát viên khóa 8. Năm nay Chương trình FETP đã tuyển chọn được 7 học viên đào tạo hình thức dài hạn không tập trung đến từ các Viện khu vực, Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, các bệnh viện tuyến trung ương, Trường Đại học Y và Cục Quân y.

Xem chi tiết Next

Lễ mít tinh hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bệnh dại 2017 - Vì mục tiêu “Không còn người chết vì bệnh dại từ năm 2030”

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người. Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin phòng dại. Các trường hợp tử vong do bệnh dại do không đi tiêm phòng vắc xin và gặp chủ yếu ở vùng nông thôn nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vắc xin cho đàn chó và còn thiếu hiểu biết về phòng, chống bệnh dại. Người nhiễm vi rút dại khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là gần như 100%, mặc dù vậy bệnh dại hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu người bị động vật nghi dại cắn được tiêm phòng vắc xin đúng và đầy đủ. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh dại trên người, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người bị động vật cắn cần được tiêm vắc xin điều trị dự phòng bệnh dại.

Xem chi tiết Next
Thong ke