Một số thông tin từ WHO về miễn dịch cộng đồng COVID-19
10/10/2022 In bài viết
Thời điểm đầu vụ dịch COVID-19 khi chủng Vũ Hán có hệ số lây nhiễm R0=2-3. Khi mới có vắc xin phòng COVI-19, mọi người hy vọng vắc xin COVID-19 có hiệu lực bảo vệ cao, dài hạn nhiễm vi rút và ước tính miễn dịch cộng đồng là khoảng 60-70%. Con số 70% dân số được tiêm vắc xin COVID-19 cũng được nhiều quốc gia đặt ra như là mốc đạt miễn dịch cộng đồng.
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, sau hơn 2 năm kinh nghiệm với SARS-COV-2, với việc xuất hiện những viến chủng liên tục của SARS-COV-2, thì hệ số lây nhiễm R0 cũng thay đổi liên tục theo chiều hướng tăng lên rõ rệt, chỉ số R0 ban đầu được tính bằng 2-3 với chủng gốc Vũ Hán, sau đó tăng lên tới 7 với chủng Delta và tới Omicron thù ước tính R0 cao hơn gấp 3 lần Delta như vậy R0 xấp xỉ 20.
- Ngoài việc xuất hiện các biến chủng mới có hệ số lây nhiễm cao (R0 tăng) thì miễn dịch cũng suy giảm theo thời gian đối với của những người được tiêm vắc xin sau khi mắc bệnh. Ngoài ra, mặc dù hiệu lực bảo vehe chống các thể bệnh nặng và tử vong của các vắc xin COVID-19 là cao, tuy nhiên hiệu lực bảo vệ phòng chống lây nhiễm không cao như kỳ vọng.
- Với những yếu tố dịch tễ nêu trên, việc đạt được miễn dịch cộng đồng tại thời điểm này với COVID-19 là không thể tính toán được. Nếu áp dụng công thức tính = (1-1/ R0 )*1/E sẽ cho con số ngưỡng đạt được miễn dịch cộng đồng tỷ lệ tiêm chủng phải là trên 100%, đây là điều không thực tế.
Theo một nghiên cứu tại Brazin áp dụng công thức để tính miễn dịch cộng đồng đối với việc lấy R0 của chủng Delta tương đương 7 đã cho con số không thực tế là cần tiêm 100% như bảng sau và điều này là không thực tế.
Bảng 1: Ngưỡng miễn dịch cộng đồng đối với vắc xin AstraZaneca/Fiocruz và vắc xin CoronaVac/Butantan được đánh giá hiệu quả ở Brazin và tác động của việc tăng hệ số lây nhiễm từ 3 lên 7.
|
AstraZaneca/Fiocruz |
CoronaVac/Butantan |
||||
|
Hiệu quả % |
Tỷ lệ ngưỡng (%) |
Hiệu quả % |
Tỷ lệ ngưỡng (%) |
||
|
|
R0=3 |
R0=7 |
|
R0=3 |
R0=7 |
Nhiễm bệnh |
72,9 |
91,4 |
117,5 |
52,7 |
127,0 |
163,0 |
Nhập viện |
88,0 |
75,7 |
97,4 |
72,8 |
92,0 |
118,0 |
Tử vong |
90,2 |
73,9 |
95,0 |
73,7 |
90,0 |
116,0 |
Nếu làm nghiên cứu cộng đồng áp dụng phương pháp định lượng kháng thể SARS-COV-2 tại thời điểm này, sẽ chỉ cho ta con số tỷ lệ % cộng đồng đã có kháng thể, tuy nhiên hiện nay thế giới chưa xác định được ngưỡng kháng thể bảo vệ nên kết quả này cũng không cho ta biết bao nhiêu % số người có miễn dịch được bảo vệ chống nhiễm vi rút SARS-COV-2, cũng như bảo vệ khỏi mắc bệnh COVID-19.
Tổ chức y tế thế giới đưa ra kết luận rằng: Tại thời điểm hiện tại, 02 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của vắc xin phòng COVID-19 đó là:
1. Sự biến đổi thường xuyên, liên tục của vi rút SARS-COV-2 với các biến chủng mới tăng khả năng lây lan.
2. Sự giảm kháng thể, khả năng bảo vệ chống nhiễm SARS-COV-2 và mắc COVID-19 một thời gian sau khi tiêm chủng, cùng với việc chưa xác định được ngưỡng kháng thể bảo vệ trong cộng đồng.
Hầu hết các nhà khoa học có nhận định rằng tại thời điểm này không thích hợp để đề cập miễn dịch cộng đồng với COVIC-19, chưa thể xác định việc thanh toán cũng như loại trừ COVID-19 cho 100% đối tượng có nguy cơ cao (cả liều cơ bản và các liều tiêm nhắc lại), sau đó mở rộng tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng ưu tiên thấp hơn để giảm thiểu bệnh nặng và tử vong do COVID-19 vẫn là chiến lược quan trọng nhất trong giai đoạn bình thường mới.
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S.CDC) tại Việt Nam các nghiên cứu, đánh gia bảo vệ miễn dịch sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên thế giới chủ yếu được tiến hành tại các nước phát triển, có thu nhập cao, có sẵn nền tảng để thu thập số liệu về hiệu quả của vắc xin phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 (286 nghiên cứu hiệu quả tiêm mũi 3 và 25 nghiên cứu hiệu quả tiêm mũi 4), trong đó chủ yếu nghiên cứu hiệu quả của vắc xin Pfizer và Moderna.
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Hiệu quả bảo vệ (giúp giảm tình trạng nặng của bệnh và nhập viện) sau khi tiêm mũi 3 (chủ yếu bằng vắc xin mRNA: Pfizer, Moderna) từ 85,8% (sau tiêm 1 tháng), giảm còn 70,5% (sau tiêm 6 tháng) đối với tất cả các nhóm tuổi và 87,0% (sau tiêm 1 tháng), giảm còn 81,4% (sau tiêm 6 tháng) đối với nhóm tuổi người cao tuổi.
- Hiệu quả bảo vệ (giảm tình trạng nặng của bệnh và nhập viện) sau khi tiêm mũi 4 (chủ yếu bằng các vắc xin mRNA: Pfizer, Moderna): kết quả cho thấy tiêm mũi 4 giúp giảm tình trạng nặng cyar bệnh với hiệu quả bảo vệ tăng từ 9%-28% so với tiêm mũi 3. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu có thời gian theo dõi ngắn do mới triển khai tiêm mũi 4, cần có thời gian nghiên cứu thêm mới đánh giá được đầy đủ hiệu quả sau tiêm mũi 4.
Hiện nay tại Việt Nam chưa có kết quả nghiên cứu về miễn dịch bảo vệ sau tiêm vắc xin phòng COVID-19, tuy nhiên có thể sử dụng kết quả nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả bảo vệ sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 để tham khảo và triển khai các hoạt động phòng chống dịch đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.
Một số tài liệu tham khảo:
https:llcoronavirus.jhu.edulfrom-our-experts/early-herd-immunity-against-covid-19-a-dangerous-misconception
https:l/wwwl.racgp.org.aulnewsgp/clinicallis-herd-immunity-from-covid-still-realistic
https:llwww.who.intlnews/itemI22-07-2022-who-releases-global-covid-19-vaccination-strategy-update-toreach-unprotected
Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng