Tin cũ

Tiểu phẩm truyền thông phòng chống sốt xuất huyết

Đây là tiểu phẩm truyền thông phòng chống sốt xuất huyết (Cục Y tế dự phòng phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương thực hiện)

Xem chi tiết Next

Những bài học về việc giảm tỷ lệ tiêm chủng làm dịch bệnh bùng phát

Trong thế kỷ 20, Tiêm chủng mở rộng được xếp thứ 4 trong 10 thành tựu lớn nhất về Y tế công cộng, theo đánh giá xếp hạng của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ. WHO đánh giá: “Tiêm vắc xin phòng bệnh là một trong những biện pháp can thiệp y tế có hiệu quả nhất”. Theo thống kê, mỗi 20 giây có 1 trẻ chết vì căn bệnh có thể dự phòng bằng vắc xin. Như vậy, vắc xin giúp trẻ phòng bệnh, giảm chi phí gánh nặng bệnh tật cho gia đình và cả xã hội, ngăn chặn các nguy cơ dịch bệnh lây lan, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Xem chi tiết Next

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Hà Giang và Cao Bằng


Ngày 01/06 vừa qua, đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, làm trưởng đoàn đã đến giám sát công tác phòng chống dịch tại xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm và Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng.

Xem chi tiết Next

Hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết” 15 tháng 6 năm 2016

Nhằm nâng cao trách nhiệm, vai trò của cộng đồng, chính quyền các cấp, các ngành… không phải chỉ Việt Nam mà còn được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng quốc tế và các nước ASEAN. Để kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước ASEAN cùng chung tay PCSXH cũng như học tập, chia sẻ kinh nghiệm nhằm hướng tới một cộng đồng ASEAN không có sốt xuất huyết, tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Y tế các nước ASEAN lần thứ 10 được tổ chức tại Singapore vào tháng 7 năm 2010, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức ASEAN và đại biểu 10 nước thành viên ASEAN đã thông qua quyết định quan trọng thống nhất chọn ngày 15/6 hàng năm là “Ngày ASEAN phòng chống Sốt xuất huyết”. Hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết” năm 2016 với chủ đề: Cộng đồng chung tay: đẩy lùi sốt xuất huyết, thành công bền vững”.

Xem chi tiết Next

Tiêm chủng phòng bệnh viêm não nhật bản

Bệnh nhân mắc viêm não Nhật bản có thể xuất hiện những biến chứng sớm như: viêm phế quản, viêm phổi. Hoặc quá trình điều trị có thể bị viêm bể thận, bàng quang do thông tiểu hoặc đặt sonde dẫn lưu; loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu và rối loạn dinh dưỡng. Những di chứng sớm có thể gặp là: bại hoặc liệt nửa người, mất ngôn ngữ, múa giật, múa vờn, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần. Những di chứng muộn có thể gặp là động kinh, nghe kém hoặc điếc, rối loạn tâm thần…

Xem chi tiết Next

Bệnh Ho gà

Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn ho gà (Bordetella pertussis). Bệnh lây theo đường hô hấp, biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ho dữ dội đặc biệt và có nhiều biến chứng. Nhờ triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh trong 30 năm qua, bệnh ho gà tại Việt Nam đã được khống chế, tỉ lệ mắc bệnh năm 2014 đã giảm 249,4 lần so với trước khi triển khai.

Xem chi tiết Next

Công văn chỉ đạo Sở Y tế tỉnh Cao Bằng về tăng cường giám sát và xử lý ổ dịch nghi viêm não cấp

Ngày 23/5/2016, Sở Y tế tỉnh Cao Bằng báo cáo về ổ dịch nghi viêm não cấp tại xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Y tế đã cử đoàn công tác gồm Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Bệnh viện Nhi Trung ương đến địa phương để hỗ trợ điều trị, lấy mẫu xét nghiệm, giám sát và xử lý ổ dịch. Cục Y tế dự phòng đã có công văn chỉ đạo Sở Y tế Cao Bằng tập trung giải quyết triệt để ổ dịch"

Xem chi tiết Next

Bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt tại Việt Nam

Bệnh bại liệt là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút bại liệt gây ra, lây truyền theo đường tiêu hóa. Khi bị nhiễm vào cơ thể, vi rút sẽ tấn công vào hệ thần kinh trung ương, làm yếu các cơ, phần mềm cấp tính và gây ra chứng bại liệt. Trẻ em dưới 5 tuổi thường dễ mắc căn bệnh này, gần 15 năm qua, Việt Nam tiếp tục là một trong những quốc gia bảo vệ được thành quả thanh toán bại liệt.

Xem chi tiết Next
Thong ke