Tin cũ

Họp trực tuyến liên ngành ngăn ngừa nguy cơ dịch cúm gia cầm

Trước diễn biến dịch cúm gia cầm phức tạp tại Trung Quốc, chiều 20/02, Văn phòng đáp ứng dịch bệnh khẩn cấp (EOC) - Bộ Y tế, đã tổ chức hội nghị trực tuyến bàn về biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm A/H7N9.



Xem chi tiết Next

Công văn của Bộ Y tế gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc phòng chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, tình hình dịch bệnh cúm A(H7N9) tại Trung Quốc hiện đang diễn biến phức tạp ở 13 tỉnh, thành phố với số mắc tăng cao đột biến, tỷ lệ tử vong cao (khoảng 40%), trong đó tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây là nơi có giao lưu thương mại, du lịch nhiều với nước ta. Đồng thời theo thông báo của Tổ chức Thú y Quốc tế (OIE) tại tỉnh Sveyrieng (Cam Pu Chia) đã xảy ra một số ổ dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm. Vì vậy khả năng xâm nhập dịch bệnh vào nước ta là rất cao. Bộ Y tế có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố triển khai các hoạt động phòng chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người, cụ thể như sau:

Xem chi tiết Next

Dịch bệnh Cúm A(H7N9) đang gia tăng mạnh tại Trung Quốc

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình hình dịch cúm A(H7N9) đang có xu hướng gia tăng tại Trung Quốc từ tháng 10/2016 tới nay tạo thành đợt dịch thứ 5 kể từ năm 2013 với hơn 340 trường hợp mắc chỉ trong 2 tháng đầu năm 2017.

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo phòng chống bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo Phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người.

Biểu hiện của bệnh: Sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác, xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể, cơ thể lạnh, tụt huyết áp,... Bệnh dễ diễn biến nặng và tỷ lệ tử vong cao. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh.

Xem chi tiết Next

Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị tiêm vắc xin phòng Sốt vàng khi đến các khu vực đang có dịch trước tình hình bệnh sốt vàng đang gia tăng tại Brasil


Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh sốt vàng hiện đang lưu hành tại 42 quốc gia, chủ yếu ở các nước khu vực Trung Phi và Nam Mỹ. Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ tháng 12/2016 đến nay Brazil đã liên tục ghi nhận các trường hợp nghi ngờ/mắc bệnh Sốt vàng tại 4 bang (Bahia, Espírito Santo, Minas Gerais, São Paulo) của nước này. Đến nay, đã có 364 trường hợp mắc trong đó có 49 trường hợp tử vong. WHO đánh giá đây là đợt dịch lớn nhất, rộng nhất tại Brazil kể từ năm 2000 và người đến vùng dịch có nguy cơ cao bị nhiễm vi rút Sốt vàng.

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo về phòng, chống thủy đậu

Bệnh Thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não tuy ít xảy ra. Phụ nữ mang thai mắc bệnh Thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp vào mùa đông xuân.

Xem chi tiết Next

Tiền Giang phát động thi đua “Phòng chống dịch, bệnh”

UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Kế hoạch phát động chuyên đề thi đua “Phòng chống dịch, bệnh” ngay trong tháng đầu tiên của năm mới 2017.

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo phòng chống bệnh sốt xuất huyết dịp nghỉ Tết

Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo Phòng chống bệnh Dại dịp nghỉ Tết

Trong dịp Tết, truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam là xông đất đầu năm, thăm hỏi, chúc Tết người thân, bạn bè. Tuy nhiên, tục lệ này tiềm ẩn nguy cơ về bệnh dại nếu các gia đình thiếu các biện pháp chủ động phòng tránh.

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo bệnh ho gà


Dù trong dịp Lễ Tết, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không nên lơ là trước các dịch bệnh phổ biến hiện nay để chủ động bảo vệ sức khỏe của mình trong những ngày đầu xuân. Một trong những bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ mà người lớn cần chú tâm đó là bệnh ho gà.

Xem chi tiết Next

Rượu bia và sức khỏe ngày Tết

Rượu, bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, cưới hỏi, ma chay đặc biệt trong dịp lễ Tết. Thường trong những ngày này lượng rượu bia tiêu thụ tăng lên đáng kể, cùng với đó là số người nhập viện do say rượu, bia, thậm chí bị ngộ độc rượu cũng gia tăng.

Xem chi tiết Next

Ngày Tết hãy thận trọng khi uống rượu bia vì không có ngưỡng nào là an toàn!

Rượu bia chính là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh và nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương. Ngày Tết, gặp nhau mời uống một chút rượu để chúc sức khỏe là một nét văn hóa của người Việt. Tuy nhiên uống nhiều rượu bia, đặc biệt ép nhau uống rượu bia thì không phải là nét “văn hóa” và hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.

Xem chi tiết Next

Không chủ quan, lơ là trước nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và dịp đầu năm 2017

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình hình dịch cúm A(H7N9) đang có xu hướng gia tăng tại Trung Quốc từ tháng 10/2016 tạo thành đợt dịch thứ 5 kể từ năm 2013 với hơn 100 trường hợp mắc ở người, tập trung chủ yếu ở 4 tỉnh: Triết Giang, Quảng Đông, Giang Tô, An Huy, đây là các tỉnh đã từng ghi nhận các ổ dịch cúm A(H7N9) trong vài năm gần đây. Các trường hợp mắc đều có tiền sử đi qua các chợ buôn bán gia cầm sống hoặc có tiếp xúc với gia cầm; chưa có bằng chứng về việc lây truyền dễ dàng từ người sang người. Do nước ta có sự giao lưu thương mại, du lịch lớn với Trung Quốc, đặc biệt là với tỉnh Quảng Đông nơi đã ghi nhận nhiều ổ dịch cúm A(H7N9), do đó nguy cơ bị nhiễm vi rút cúm A(H7N9) nếu đến các khu vực có dịch.

Xem chi tiết Next

Xử phạt 143 trường hợp không phòng, chống dịch bệnh

Năm 2016 toàn thành phố Hồ Chí Minh có 12 quận, huyện đã lập biên bản xử phạt 143 trường hợp (cá nhân, tổ chức) không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết và Zika... với tổng số tiền xử phạt là gần 134 triệu đồng

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo Phòng chống bệnh Bạch Hầu.


Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Xem chi tiết Next

Cảnh báo về nguy cơ và tác hại do sử dụng rượu bia

Theo các số liệu nghiên cứu công bố trong “Báo cáo về sử dụng rượu bia tại Cộng đồng Châu Âu năm 2012”, nguy cơ tử vong do bệnh tật và tai nạn thương tích sẽ tăng lên đáng kể nếu một người uống nhiều hơn 2 đơn vị cồn[1] trong một ngày, và nguy cơ tử vong tăng tương quan với mức độ uống.

Xem chi tiết Next

Quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng: giải bài toán gánh nặng bệnh không lây nhiễm

Ngày 28/12/2017, Cục Y tế dự phòng đã phối hợp với Vụ Pháp chế, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo tham vấn về đề xuất thành lập Quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng nhằm hỗ trợ cho công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm và nâng cao sức khỏe cho người dân Việt Nam

Xem chi tiết Next
Thong ke