Tin cũ

Đại biểu Quốc hội và chuyên gia Bộ Y tế giao lưu trực tuyến với Báo điện tử Đại biểu Nhân dân - Phòng, chống dịch sốt xuất huyết và vai trò của chính quyền địa phương.

Nhằm góp phần thực thi Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại cơ sở, cung cấp thông tin cho cử tri và bạn đọc nhận diện các biện pháp phòng, chống và điều trị hiệu quả với bệnh sốt xuất huyết, Báo Điện tử Đại biểu nhân dân tổ chức Chương trình giao lưu trực tuyến về “Phòng, chống dịch sốt xuất huyết và vai trò của chính quyền địa phương”.

Xem chi tiết Next

Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Phòng chống sốt xuất huyết - Trách nhiệm không của riêng ai”.

Ông Trần Đắc Phu: Hiện nay dịch SXH xảy ra ở 53/63 tỉnh, thành phố nhưng chủ yếu xảy ra ở các tỉnh phía Nam, với số bệnh nhân lớn. SXH là bệnh lưu hành, có ở Việt Nam từ năm 1959, thường ở miền Bắc phát triển từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm, ở miền Nam lại có quanh năm và mắc nhiều nhất là từ tháng 4 đến tháng 11.
Vì SXH là bệnh do muỗi truyền, liên quan đến nhiệt độ và nước trong các dụng cụ chứa nước, liên quan đến tập quán trữ nước của người dân. Từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ dao động từ 25-30 độ C, thuận lợi cho muỗi phát triển cao nhất và cũng là thời điểm thuận lợi cho dịch bệnh phát triển. Ở miền Bắc, khi thời tiết lạnh sẽ hết dịch, còn ở miền Nam qua mùa mưa thì cũng sẽ giảm sau 1, 2 tháng.

Còn tại Hà Nội, khu vực nào đang là trọng điểm của dịch bệnh SXH, thưa ông Nguyễn Nhật Cảm? Vì sao chỉ riêng tháng 9, toàn Thành phố ghi nhận tới 1.400 ca bệnh, trong khi từ đầu năm đến đầu tháng 9 chỉ ghi nhận 1.300 ca?
Ông Nguyễn Nhật Cảm: Bệnh SXH tại Hà Nội là bệnh lưu hành địa phương và mắc rải rác quanh năm. Tuy nhiên, dịch gia tăng từ tháng 5, tháng 6 và kéo dài đến tháng 11. Đỉnh dịch, chúng tôi theo dõi 20 năm nay thường rơi vào tháng 9, 10, 11.

Xem chi tiết Next

Các chuyên gia Bộ Y tế trả lời Báo Lao Động trong chương trình giao lưu trực tuyến về bệnh sốt xuất huyết

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế: Như các bạn biết hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu SXH. Do đó chúng ta không tổ chức chiến dịch tiêm phòng bệnh SXH được.
Tuy nhiên, hàng năm Bộ Y tế đã tổ chức các chiến dịch truyền thông, vận động cộng đồng tham gia phòng chống dịch SXH, đặc biệt, chiến dịch diệt bọ gậy (loăng quăng). Trong 5 năm trở lại đây, cứ vào dịp 15.6 hàng năm Bộ Y tế đều tổ chức phát động hưởng ứng ngày ASEAN (Các nước Đông Nam Á) phòng chống sốt xuất huyết.
Các hoạt động còn được phát động ở tại các tỉnh do UBND các tỉnh đứng ra tổ chức. Tháng 6.2015 vừa qua, Bộ Y tế đã tổ chức phát động ở TPHCM với khoảng trên 3000 người tham gia dưới sự chủ trì của lãnh đạo Bộ Y tế và lãnh đạo UBND TPHCM.
Chính các cuộc phát động này đã tuyên truyền rộng rãi đến người dân hiểu và tham gia phòng chống sốt xuất huyết.

Xem chi tiết Next

Ấn Độ: Bùng phát dịch sốt xuất huyết lớn nhất 5 năm qua

Theo các quan chức Ấn Độ cho biết, thủ đô Delhi đang chịu sự chịu hoành hành của dịch bệnh sốt xuất huyết nghiêm trọng nhất trong 5 năm qua

Xem chi tiết Next
Thong ke