Tin tức

Tin tức

Tin cũ

Đầu Xuân lưu ý tiêm chủng vắc xin đầy đủ và đúng lịch cho trẻ

Căn cứ theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc, từ ngày 01/01/2018 các trẻ thuộc đối tượng chương trình TCMR bắt buộc phải tiêm đầy đủ 10 loại vắc xin miễn phí để phòng các bệnh truyền nhiễm, bao gồm: viêm gan vi rút B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh viêm màng não mủ (Hib); bệnh sởi, viêm não Nhật Bản B, rubella.

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo phòng bệnh Cúm A(H5N1) và A(H7N9)

Bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H7N9) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút cúm A(H5N1), cúm A(H7N9) (thường từ gia cầm) lây sang người. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp; qua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm, phân gia cầm, sản phẩm từ gia cầm, vật dụng, môi trường bị nhiễm mầm bệnh; qua ăn thịt, sản phẩm gia cầm chưa được nấu chín.

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo phòng bệnh Cúm mùa dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2018

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút cúm gây nên (thường là do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C). Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc, tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm mầm bệnh… Bệnh xuất hiện quanh năm và thường tăng cao hơn vào mùa đông xuân.

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo Phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2018

Bệnh liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền từ động vật sang người qua đường tiêu hoá, chủ yếu là từ lợn (heo).

Xem chi tiết Next

Các tỉnh, thành phố đã chủ động và sẵn sàng công tác phòng chống dịch trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018

​Trước tình dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp trong năm 2017, nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 là rất lớn do sự giao lưu đi lại của người dân và nhu cầu sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm tăng cao.

Xem chi tiết Next

Đừng để mất Tết vì bệnh liên cầu lợn

Theo thống kê từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Cục Y tế dự phòng, năm 2017 cả nước ghi nhận 171 ca mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn, trong đó 14 người tử vong. Đây là bệnh lây truyền từ động vật sang người nguy hiểm gây ra bởi liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S. suis). Bệnh có diễn biến nhanh và nặng, thời gian điều trị kéo dài và chi phí điều trị tốn hàng trăm triệu đồng mỗi ca nhưng nhiều trường hợp vẫn không thể qua khỏi hoặc có qua khỏi cũng để lại những biến chứng nặng nề.

Xem chi tiết Next

Chưa phát hiện thấy chủng vi rút cúm mới cũng như chủng vi rút mới (lạ) nào tại Việt Nam

Vi rút cúm có 3 typ là A, B, C, trong đó cúm typ A là typ thường xuyên có sự biến đổi và có thể tạo thành các chủng vi rút có độc lực cao, sự lây truyền rộng rãi nên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân. Với 16 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N, vi rút cúm A có thể có nhiều loại phân typ cúm (có thể tới 144 loại) ví dụ như: H1N1, H2N2, H3N2, H5N1, H7N9, H5N6, H9N2, H5N2, H5N3, và H5N8…. Trên thế giới, một số phân typ cúm A đã gây nên các đại dịch cúm như H2N2, H3N8, H3N2, H1N1... Trong một vài năm trở lại đây trên thế giới đã ghi nhận sự xuất hiện và tái bùng phát của nhiều chủng cúm mới như: H5N1, H7N9, H5H6, H9N2, H5N2, H5N3, và H5N8. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, đặc tính biến đổi thường xuyên của các chủng vi rút cúm là rất đáng quan tâm, các gên của vi rút cúm có thể tái tổ hợp để tạo thành các chủng vi rút cúm đe dọa cho sức khỏe con người.

Xem chi tiết Next

Dịch cúm mùa đang bùng phát tại Hoa Kỳ

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ..., bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Xem chi tiết Next

Dịch sởi đang bùng phát tại nhiều nơi có tỷ lệ tiêm phòng sởi thấp trên thế giới

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2016 có khoảng 89.780 trường hợp tử vong do sởi, hầu hết xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể phòng được một cách hiệu quả thông qua việc tiêm vắc xin sởi. Trong giai đoạn 2000-2016, vắc xin sởi đã ngăn ngừa được khoảng 20,4 triệu trường hợp tử vong do sởi trên pham vi toàn thế giới, giảm khoảng 84% so với năm 2000.

Xem chi tiết Next

Gia tăng số trường hợp mắc sởi tại Thành phố Davao, Philippines

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân.

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo phòng chống cúm mùa

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.

Xem chi tiết Next

Tình hình phản ứng sau tiêm chủng từ 01/01/2017 đến 30/9/2017

​Từ 01/01/2017 đến 30/9/2017, cả nước ghi nhận 3.054 trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng và 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Xem chi tiết Next

Tài liệu Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân năm 2018 (04/01/2018)

Tài liệu Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân năm 2018
(ngày 04/01/2018)

Xem chi tiết Next

Tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm đáng kể, bữa ăn của người dân được bảo đảm hơn về số lượng và chất lượng. Việt Nam đã thực hiện thành công Mục tiêu thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi ở trẻ em sớm hơn dự định.

Xem chi tiết Next

Công văn Bộ Y tế gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố về triển khai công tác phòng chống dịch bệnh ứng phó với bão Tembin

Theo thông báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương bão Tembin (bão số 16) sẽ có ảnh hưởng và gây ra mưa to, ngập lụt tại các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang có thể làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh tại nhiều địa phương.

Xem chi tiết Next

Thông báo khẩn hoãn hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân 2017-2018

Ngày 19/12/2017, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 1378/KH-BYT về việc tổ chức Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân 2017 - 2018 vào ngày 26/12/2017. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung công tác phòng chống bão lụt, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thông báo hoãn Hội nghị trực tuyến nói trên.

Xem chi tiết Next

Công văn Bộ Y tế gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi, Viện Pasteur Nha Trang về tăng cường phòng chống hội chứng viêm da dày sừng

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi từ ngày 09-13/12/2017 đã ghi nhận 05 trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. Hiện tại tất cả các bệnh nhân đang được theo dõi, chăm sóc và điều trị theo quy định tại cơ sở y tế.

Xem chi tiết Next

Kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn sinh học phòng xét nghiệm cấp II tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn sinh học phòng xét nghiệm cấp II tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Xem chi tiết Next
Thong ke