Tin tức

Tin tức

Tin cũ

WHO: Prevention is the shared responsibility of the whole community

With the current complex dengue situation in many provinces and cities across the country, the website editorial board of the General Department of Preventive Medicine (GDPM) had a talk with a representative of the World Health Organization (WHO) in Viet Nam, Dr Masaya Kato.

Xem chi tiết Next

WHO: Phòng chống dịch là trách nhiệm chung của cả cộng đồng

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết còn diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, Ban biên tập Website Cục Y tế dự phòng đã có cuộc trao đổi với đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, BS. Masaya Kato.

Xem chi tiết Next

Công văn Bộ Y tế gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

Trong 8 tháng đầu năm 2017, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Ủy đảng, chính quyền địa phương, dịch bệnh sốt xuất huyết ở nhiều tỉnh, thành phố đã được kiểm soát, khống chế và đã hạn chế thấp nhất số mắc và tử vong. Tuy vậy, do một số nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, dịch bệnh tại một số tỉnh, thành phố vẫn có số mắc cao hoặc gia tăng trong một số tuần gần đây. Để tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết, thực hiện nghiêm Công điện số 1106/CĐ-TTg ngày 27/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết. Ngày 15/9/2017, Bộ Y tế đã có Công văn số 5213/BYT-DP gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đề nghị quan tâm chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ngành liên quan trên địa bàn triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh như sau:

Xem chi tiết Next

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long: “Đẩy mạnh nghiên cứu muỗi Wolbachia phòng chống Sốt xuất huyết”

Chiều ngày 14/9, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch do GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì.

Tham dự cuộc họp gồm các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch Bộ Y tế; Đại diện Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh; Đại diện Cục Quân y, Bộ Quốc phòng; Đại diện Bộ Công an; Đại diện các Viện, Bệnh viện trung ương,… cùng các cơ quan thông tấn báo chí.

Xem chi tiết Next

Công văn Bộ Y tế gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố về đảm bảo kinh phí tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết, chế độ phụ cấp phòng chống dịch

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1106/CĐ-TTg ngày 27/7/2017 về tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết, ngày 25/8/2017 Bộ Y tế có Công văn số 4825/BYT-KH-TC gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố về đảm bảo kinh phí tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết, chế độ phụ cấp phòng chống dịch. Cục Y tế dự phòng xin đăng tải toàn bộ nội dung Công văn dưới đây:

Xem chi tiết Next

Sử dụng muỗi Aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia trong phòng chống Sốt xuất huyết – một hướng đi mới nhiều triển vọng

Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXH) hiện nay đang là vấn đề y tế công cộng mang tính toàn cầu và được Tổ chức y tế thế giới (WHO) đánh giá là một trong những bệnh do véc tơ truyền quan trọng nhất. Bệnh lưu hành ở hơn 100 quốc gia với hàng trăm triệu ca mắc hàng năm. Tại Việt Nam, bệnh SXH cũng đang là vấn đề y tế công cộng rất lớn. Bệnh gây dịch ở cả 4 khu vực Bắc, Trung, Nam, Tây Nguyên với số mắc hàng năm lên tới vài chục nghìn trường hợp. Đặc biệt năm 2017, dịch SXH đã bùng phát ở nhiều tỉnh, thành và kéo dài trong nhiều tháng với tổng số ca mắc cao hơn nhiều so với năm trước.

Xem chi tiết Next

Công văn Bộ Y tế gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố về tăng cường công tác phòng chống cúm gia cầm

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, trong những tuần gần đây Trung Quốc tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc cúm A(H7N9) trên người. Ghi nhận mắc cúm A(H5N1) trên gia cầm tại Lào, cúm A(H5N6) trên gia cầm tại Philippine. Tại Việt Nam ghi nhận ổ dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm tại tỉnh Bạc Liêu. Các chủng vi rút cúm gia cầm như cúm A(H7N9), cúm A(H5N2), cúm A(H5N8) chưa có ở Việt Nam nhưng luôn có nguy cơ xâm nhập vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Mặc dù, hiện nay không ghi nhận các trường hợp mắc cúm gia cầm ở người, nhưng luôn có nguy cơ cao lây lan từ gia cầm sang người nếu không có các biện pháp phòng chống kịp thời và hiệu quả. Để chủ động phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm, ngày 06/9/2017 Cục Y tế dự phòng đã có Công văn số 1062/DP-DT gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương chỉ đạo triển khai một số nội dung sau:

Xem chi tiết Next

“Cuộc chiến giữa nhân loại và muỗi vằn được xếp hàng đầu trên toàn cầu hiện nay”

Chững lại trong 3 tuần qua, dịch sốt xuất huyết (SXH) hiện lại đang đứng trước nguy cơ gia tăng trở lại, khi mùa mưa đang bước vào giai đoạn đỉnh điểm. PGS.TS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ CHí Minh cùng “Buffet cuối tuần” nhìn lại chặng đường “quyết đấu” với SXH vừa qua và những mối lo thường trực về dịch bệnh gây phiền toái này.

Xem chi tiết Next

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiểm tra công tác phòng chống dịch tại tỉnh Nam Định

Sáng ngày 01 tháng 9 năm 2017, Đoàn Bộ Y tế do GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã tới kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH) tại tỉnh Nam Định.

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo bảo vệ sức khỏe trong kỳ nghỉ lễ.

Nghỉ lễ Độc lập 2/9 là dịp để sum vầy và nghỉ ngơi, tuy vậy giữ gìn sức khỏe là vấn đề không thể lơ là. Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân những điều cần lưu ý sau đây để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo phòng bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

Xem chi tiết Next

Công văn Bộ Y tế gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về tăng cường phối hợp phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Trong năm 2017, mặc dù công tác phòng chống sốt xuất huyết được triển khai đồng bộ, quyết liệt với nhiều giải pháp, song bệnh sốt xuất huyết vẫn có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Một trong những nguyên nhân quan trọng là còn tồn tại nhiều ổ lăng quăng (bọ gậy) trong các loại vật dụng chứa nước và phế thải đọng nước do người dân vứt bỏ nơi công cộng, khu đất trống xen kẹt giữa các khu dân cư, qua điều tra thấy 20 - 50% vật dụng phế thải có lăng quăng (bọ gậy), trong khi đó việc xử lý các loại vật dụng và phế thải vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Xem chi tiết Next

Công điện số 1027/CĐ-DP gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu về tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bạc Liêu đã phát hiện ổ dịch cúm A(H5N1) trên đàn gia cầm tại một số hộ gia đình tại xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Để chủ động phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm sang người, ngày 28/8/2017, Cục Y tế dự phòng đã có Công điện số 1027/CĐ-DP gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu đề nghị quan tâm chỉ đạo triển khai ngay một số nội dung công tác sau:

Xem chi tiết Next

Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học: Thực trạng hoạt động của hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại thành phố Hà Nội năm 2017

Mặc dù có nhiều kết quả tích cực tuy nhiên theo thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê về kết quả thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm miễn phí mới chỉ đạt trên 70%. Lý do chính là quên, sót mũi tiêm, trẻ theo cha mẹ đến nơi ở mới chưa thuận tiện trong tiếp cận dịch vụ tiêm chủng và một phần là hệ thống quản lý hiện nay chưa đáp ứng được hoặc chưa đưa ra số liệu chính xác. Các nguyên nhân chính là do còn sử dụng các hệ thống thu thập thông tin liên quan tới tiêm chủng rời rạc, không liên thông số liệu, không triển khai đồng bộ trên toàn quốc, chưa có phân tích dự báo kịp thời, tách biệt giữa 2 loại hình TCMR và tiêm chủng dịch vụ, tách biệt giữa quản lý tiêm chủng và quản lý vắc xin, khó khăn trong quản lý các trường hợp khi gia đình mất sổ tiêm chủng. Việc quản lý thông tin đối tượng tiêm chủng theo mô hình sổ giấy và báo cáo hiện tại rất phức tạp và đặc biệt khó khăn tại các thành phố lớn, dân số biến động như Hà Nội.

Xem chi tiết Next

Len từng ngõ ngách để… diệt muỗi

Những ngày này, tại TP.HCM, từ các cơ quan, khu phố, trường học đến bãi rác, khu đất trống… đều xuất hiện “đội quân" diệt muỗi đến phun xịt mỗi chiều.

Xem chi tiết Next

Công văn Bộ Y tế gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về kiện toàn và duy trì đội ngũ cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết

Một trong những hoạt động hiệu quả là việc đầu tư hình thành mạng lưới cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết tại cơ sở. Cộng tác viên có mặt tại các thôn, ấp, tổ dân phố, là những người được đào tạo, có kinh nghiệm trong việc tuyên truyền, vận động người dân cũng như các hộ gia đình chủ động phòng chống dịch bệnh, đặc biệt trong việc tự diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) phòng bệnh sốt xuất huyết. Tuy vậy, từ năm 2016 đến nay, do khó khăn về kinh phí từ Chương trình mục tiêu nên tại nhiều địa phương mạng lưới cộng tác viên không được duy trì đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng chống sốt xuất huyết.

Xem chi tiết Next

Công văn Bộ Y tế gửi Bộ Xây dựng; Bộ Giáo dục và đào tạo về tăng cường phối hợp phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Trong năm 2017, mặc dù công tác phòng chống sốt xuất huyết được triển khai đồng bộ, quyết liệt với nhiều giải pháp, song bệnh sốt xuất huyết vẫn có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Một trong những nguyên nhân quan trọng là còn nhiều các dụng cụ chứa nước, ổ đọng nước tại hộ gia đình, nơi công cộng và công trường xây dựng chưa được quan tâm xử lý đúng mức.

Xem chi tiết Next

Công văn Bộ Y tế gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng

Theo báo cáo giám sát của các địa phương từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước ghi nhận 43.162 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 20.063 trường hợp nhập viện, không có trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016, số trường hợp nhập viện giảm 1,9%. Tuy nhiên, số mắc bệnh tay chân miệng trong các tuần gần đây có chiều hướng tăng và xu hướng tăng cao trong thời gian tới do đang là mùa dịch và học sinh vào năm học mới. Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, ngày 21/8/2017 Bộ Y tế đã có Công văn số 4731/BYT-DP gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng. Cục Y tế dự phòng xin đăng tải toàn bộ nội dung Công văn dưới đây:

Xem chi tiết Next

Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học: Thực trạng truyền thông giáo dục sức khỏe và nhu cầu thông tin phòng chống bệnh sốt rét tại xã Nam Bình và Trường Xuân, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông năm 2017

Với mục tiêu là tăng cường phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực biên giới và hành lang kinh tế, trong đó chú trọng tăng cường quản lý bệnh sốt rét trên quần thể dân di biến động tại các tỉnh có sốt rét lưu hành nặng, ngoài các biện pháp phòng chống sốt rét thì hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) nhằm truyên truyền phổ biến kiến thức, kỹ năng cần thiết về phòng chống bệnh sốt rét với nhiều hình thức đa dạng như tờ gấp, áp phích, sách mỏng, đề can, TV Spot, Radio Spot… đã góp phần rất quan trọng vào các hoạt động phòng chống sốt rét và loại trừ sốt rét tại Việt Nam là rất cần thiết.

Xem chi tiết Next
Thong ke